Đăng ký giao dịch bảo đảm và hiệu lực của các biện pháp bảo đảm

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 102 - 103)

- Giá trị tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện

3.4. Đăng ký giao dịch bảo đảm và hiệu lực của các biện pháp bảo đảm

a. Đăng ký giao dịch bảo đảm

Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 298 BLDS 2015). Luật Dân sự tôn trọng ý chí tự nguyện, tự thỏa thuận của các bên. Vì vậy khi xác lập mọi giao dịch bảo đảm các bên đều có thể thỏa thuận phải đi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ, C cầm cố điện thoại cho D để vay 2 triệu đồng. C và D hoàn toàn có thể thỏa thuận ký kết hợp đồng dưới hình thức văn bản rồi đêm đi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, để đảm bảo sự

ổn định của các quan hệ dân sự cũng cư đảm bảo được yếu tố quản lý của nhà nước, đối với một số BPBĐ luật yêu cầu các bên phải đăng ký thì bắt buộc các bên phải tuân theo các giao dịch này thuông thường liên quan đến quyền sử dụng đất. Ví dụ, thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

b. Hiệu lực của các biện pháp bảo đảm

Bản chất của các biện pháp bảo đảm là những hợp đồng dân sự, do đó hiệu lực của các biện pháp bảo đảm phải tuân theo quy định về hiệu lực của các hợp đồng dân sự theo Điều 401 BLDS 2015: “Hợp đồng được giao kết hơp pháp có hiệu lực tại thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”.

Khi xem xét mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ, BLDS đã quy định: hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực của nó không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Còn hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính (khoản 3, 4 Điều 402 BLDS 2015). Nếu hợp đồng chính vô hiệu sẽ kéo theo sự vô hiệu của hợp đồng phụ. Quy định này có áp dụng với các nghĩa vụ sân sự phát sinh từ thỏa thuận có kèm theo biện pháp bảo đảm không? Theo khoản 2 Điều 407 BLDS 2015, "Sự vô hiệu của hợp đồng chính

làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối vói các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự". Rõ ràng với quy định này chúng ta thấy rằng,

trường hợp một nghĩa vụ dân sự có kèm theo biện pháp bảo đảm mà nghĩa vụ dân sự đó vô hiệu thì các biện pháp bảo đảm chưa chắc đã vô hiệu theo.

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w