Chuyụ: Con trâu của nhà A ăn lúa của nhà B, nếu B phát hiệ1 Vụ: Con

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 108 - 110)

- Giá trị tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện

5. Chuyụ: Con trâu của nhà A ăn lúa của nhà B, nếu B phát hiệ1 Vụ: Con

trâu của nhà A ăn lúa của nhà B, nếu B phát hiện và có có thể ngăn chặn mà khôn

Chuyển giao quyền yêu cầu thực chất là sự thoả thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ 3 nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người đó. Người thứ 3 gọi là người thế quyền trở thành người có quyền mới, có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cho mình.

Điều kiện thực hiện việc chuyển quyền yêu cầu:

- Quyền yêu cầu được chuyển giao phải hợp pháp, được xác định cụ thể. - Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ, vì trong mọi trường hợp người có nghĩa vụ đều phải thực hiện đúng nội dung nghĩa vụ đã được xác định.

- Người chuyển quyền yêu cầu phải báo bằng văn bản cho người có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hoepj có thỏa thuận khác.

- Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ liên quan cho người thế quyền.

- Không thuộc các trường hợp không được chuyển giao quyền yêu cầu. Ví dụ như: Quyền yêu cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín; Bên có quyền và bên có nghĩa vụ thoả thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu…

Việc chuyển giao quyền yêu cầu sẽ làm chấm dứt tư cách chỉ thể mang quyền cho chủ thể ban đầu, đồng thời xác lập quyền yêu cầu cho người thứ ba (người thế quyền). Người chuyển giao quyền yêu cầu không phảo chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên mang nghĩa vụ sau khi đã thực hiện xong thủ tục chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm, biện pháp bảo đảm cũng được chuyển giao.

Ví dụ: Ngày 1/1/2015 A cho B vay 100 triệu không có lãi trong thời hạn một năm, hai bên thỏa thuận trong hợp đồng không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Ngày 1/7/2015, A nhận nhiệm vụ công tác tại địa phương khác, A thỏa thuận với C (em họ) về việc chuyển giao quyền yêu cầu đòi nợ B sang cho C. C được gọi là người thể quyền. Thỏa thuận của A và C không bắt buộc phải có sự đồng ý của B, nhưng A phải thông báo bằng văn bản cho B biết về việc chuyển giao, nếu không được thông báo B được quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ với C theo khoản 1, Điều 369, BLDS năm 2015.

5.2. Chuyển giao nghĩa vụ (thay đổi chủ thể mang nghĩa vụ trong quan hệ nghĩavụ dân sự) vụ dân sự)

Chuyển giao nghĩa vụ là sự thoả thuận giữa người có nghĩa vụ với người khác trên cơ sở đồng ý của người có quyền nhằm chuyển nghĩa vụ cho người khác (gọi là người thế nghĩa vụ). Người thế nghĩa vụ trở thành người có nghĩa vụ mới phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người có quyền.

Điều kiện chuyển giao nghĩa vụ

- Nghĩa vụ chuyển giao phải là nghãi vụ hợp pháp, không thuộc các trường hợp pháp luật cấm chuyển giao ví dụ nhưu những nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên mang nghĩa vụ: nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ nuôi dưỡng…

- Phải có sự đồng ý của người có quyền vì điều kiện, khả năng, ý thức của người thế nghĩa vụ trong việc thực hiện nghĩa ảnh hưởng rất lớn đến quyền của người có quyền.

Chú ý: Nếu nghĩa vụ được chuyển giao có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm chấm dứt. (Vì biện pháp bảo đảm chỉ đặt ra khi người có quyền chưa chắc chắn về khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của người có nghĩa vụ. Còn khi người có quyền đã chấp nhận việc chuyển giao nghĩa vụ tức là đã thừa nhận khả năng thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ).

Ví dụ: trong hợp đồng vay giữa A và B, B (người đi vay) chỉ được chuyển giao nghĩa vụ trả tiền của B sang cho D (người thứ ba), nếu được A (người cho vay) đồng ý. Nếu ban đầu, B chuyển giao xe máy cầm cố đảm bảo nghĩa vụ thì khi chuyển giao nghĩa vụ cho D, B được lấy lai chiếc xe của mình, B không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của D với A, trừ trường hợp A và B thỏa thuận B là người bảo lãnh cho D.

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w