Khoản 2 Điều Hiếp pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 151 - 153)

- Giá trị tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện

16 Khoản 2 Điều Hiếp pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

thống và nuôi dưỡng đối với người chết cũng có quyền hưởng hoặc từ chối hưởng di sản thừa kế. Sự bình đẳng được thể hiện thông qua sự ghi nhận sau: Một là, trong quan hệ hôn nhân, vợ hoặc chồng sẽ đương nhiên được hưởng di sản thừa kế của nhau và như nhau nếu một trong hai người chết; Hai trong quan hệ cha, mẹ và con, cha, mẹ và con được hưởng di sản thừa kế của nhau và như nhau khi một trong hai chết không phân biệt đó là con đẻ hay con nuôi; Ba là, quan hệ huyết thống khác, ông, bà nội, ngoại, đối với cháu được hưởng thừa kế của nhau và như nhau, anh, chị, em ruột cũng được hưởng thừa kế của nhau và như nhau, cụ nội, cụ ngoại với chắt cũng được hưởng thừa kế của nhau và như nhau, cô, dì, chú, bác, cậu ruột đối với cháu ruột cũng được hưởng di sản thừa kế của nhau và như nhau.

Quy định tại Điều luật này được xác định là một trong các nguyên tắc trong chế định thừa kế. Nền tảng từ việc ghi nhận sự bình quyền tại Hiến Pháp lại một lần nữa được cụ thể trong chế định thừa kế của dân sự. Mỗi chủ thể của quan hệ thừa kế đều có quyền hưởng và quyền để lại di sản thừa kế - loại quyền này là bình đẳng với nhau.

1.2. Th2. ịnh tại Điều luật này đượcĐh2. ịnh tại Điều luật này đư

Quy định của Điều luật giúp chúng ta xác định theo 2 cơ sở:

Thứ nhất, theo thời điểm.

Thời điểm mở thừa kế được xác định theo thời điểm gắn liền với cái chết thực tế của một cá nhân. Quy định này hướng tới việc bổ trợ cho những căn cứ pháp lý giúp xác định một cá nhân chết. Cụ thể, pháp luật ghi nhận cơ sở pháp lý để chứng minh một cá nhân chết là giấy chứng tử được cấp bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mà loại giấy tờ này được xác định dựa trên sự kiện thực tế là người thân của họ hoặc người có thẩm quyền trong thực hiện các hoạt động tư pháp, hộ tịch xã phường khai tử. Cho nên, trong giấy chứng tử rất có thể được ghi theo lời khai đó. Do vậy, thời điểm chết của một người có thể là ngày, giờ, phút, giây. Thậm

chí, thời điểm này còn được xác định theo một thời điểm xảy ra một sự kiện cụ thể nào đó và được kết luận bằng một ngày.

Thứ hai, theo ngày.

Việc chấm dứt các loại quan hệ pháp luật của một cá nhân không chỉ dựa vào cái chết thực tế của người này. Mà Tòa án quyết định tuyên bố một cá nhân chết cũng sẽ là cơ sở pháp lý để xác định cá nhân này chết. Lúc này quan hệ thừa kế sẽ xuất hiện. Với tinh thần kế thừa các quy định cũ, BLDS năm 2015 xác định thời điểm chết của cá nhân dựa vào quyết định của Tòa án. Theo đó, nếu cá nhân rơi vào các tình trạng quy định tại Khoản 1 Điều 71 BLDS năm 2015 sẽ bị Tòa án tuyên bố chết. Và trong quyết định tuyên bố chết đó, Tòa án sẽ phải thể hiện ngày chết của cá nhân này là ngày nào.

Rất nhiều yếu tố của một vụ việc thừa kế được xác định dựa theo thời điểm mở thừa kế. Do đó, việc quy định xác định thời điểm mở thừa kế của cá nhân mang đến nhiều ý nghĩa pháp lý, cụ thể:

- Xác định người thừa kế; - Xác định di sản thừa kế;

- Xác định các loại quyền và nghĩa vụ về thừa kế của những người thừa kế và người khác;

- Xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc;

- Xác định thời điểm thực hiện quyền từ chối hưởng di sản thừa kế; • Đối với địa điểm mở thừa kế:

Việc xác định địa điểm mở thừa kế của một người có ý nghĩa trong việc xác định Tòa án – nơi có thẩm quyền thụ lý giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến thừa kế17. Quy định hiện hành xác định:

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 151 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w