- Giá trị tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện
4. Trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là sự cưỡng chế của Nhà nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra.
Ví dụ: A vay B, đến thời hạn trả tiền A không trả, pháp luật dân sự quy định A phải tiếp tục trả tiền gốc cho B, có thể phải trả lãi quá hạn và bồi thường thiệt hại…
a. Đặc điểm của trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
* Nh điểm của trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩ- Ch điểm của trách
nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
- Là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng;
- Luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật. * Những đặc điểm riêng:
- Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm là không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ dân sự;
- Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao giờ cũng liên quan trực tiếp hoặc gắn liền với tài sản bởi vì lợi ích mà các bên hướng tới khi tham gia vào các quan hệ nghĩa vụ dân sự bao giờ cũng mang tính chất tài sản, sự vi phạm nghĩa vụ của bên này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích vật chất của bên kia. Do đó, trách nhiệm dân sự của người vi phạm nghĩa vụ là phải bù đắp cho bên bị vi phạm những lợi ích vật chất;
- Trách nhiệm dân sự có thể áp dụng đối với chủ thể không trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ. Ví dụ: Trường hợp con chưa thành niên dưới 15 gây
thiệt hại cho người khác thì cha mẹ của người con chưa thành niên đó phải bồi thường cho con.
b. Phân loại trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
(1) Trách nhirách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ không* Khái nih nhirách
nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ không trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ. Ví dụ: Trường hợp con chưa thành niên dưới 15 gây thiệt hại cho người khác thì cha mẹ của người con chưa thành niên đó phải bồi thường cho con.ày sẽ làmn hành vi vi phạm
* Điều kiện áp dụng:
+ Đã có hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế biểu hiện cụ thể “bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình”
+ Hành vi vi phạm chưa gây ra thiệt hại cho bên kia.
+ Không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm dân sự như: sự kiện bất khả kháng, lỗi hoàn toàn thuộc về người bị vi phạm…
* Bao gồm:
+ Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 356 BLDS 2015). Ví dụ: Đến thời hạn mà các bên trong hợp đồng mua bán thỏa thuận nhưng bên bán vẫn chưa chuyển giao tài sản cho bên mua, bên mua có thể yêu cầu bên bán chuyển giao tài sản cho mình…
+ Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc (Điều 358 BLDS 2015);
+ Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357 BLDS 2015); + Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 359 BLDS 2015);
(2) Trách nhi do chậm tiếp nhận việc * Khái ni nhi do chậm tiếp nhận việc thực
hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 359 BLDS 2015); một công việc (Điều 358 BLDS 2015);mua bán thỏa thuận nhưng bên bán vẫn c
* Điều kiện áp dụng:
Ví dụ: A đến cửa hàng B mua cát về chặn mái nhà chống bão, A đã thanh toán hết tiền cho B, nhưng đến thời hạn B không giao cát cho A khiến mái nhà của A bị bão quật, đồ vật trong nhà A bị hư hỏng.
Một số trường hợp không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pháp luật và người không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại:
+ Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền;
+ Nghĩa vụ dân sự không thể thực hiện do sự kiện bất khả kháng làm cho người có nghĩa vụ không thể khắc phục khó khăn mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép.
- Có thiệt hại xảy ra trong thực tế: Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do bị mất mát, hư hỏng tài sản do sự vi phạm nghĩa vụ của người có nghĩa vụ gây ra. Theo Khoản 1 Điều 361, BLDS năm 2015 thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
Ví dụ: hành vi không giao hàng đúng hạn trong hợp đồng mua bán của B khiến tài sản của A bị hư hỏng, mái nhà của A bị hất tung, sau cơn bão A phải bỏ công sức, chi phí để khắc phục thiệt hại…
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại xảy ra: Hành vi vi phạm nghĩa vụ phải xảy ra trước và là nguyên nhân gây ra thiệt hại, thiệt hại phải xảy ra sau và do hành vi vi phạm đó gây ra.Trên thực tế có những trường hợp một hành vi trái pháp luật có thể gây ra nhiều thiệt hại khác nhau, cũng có trường hợp một thiệt hại xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Do đó, cần xem xét hành vi trái pháp luật có quan hệ như thế nào đối với thiệt hại xảy ra để có thể áp dụng chính xác trách nhiệm dân sự đối với người vi phạm.
- Có lỗi của người vi phạm: (Điều 3) Lỗi là thái độ tâm lí của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện.
+ Phân loại lỗi:
Lỗi cố ý: một người bị coi là có lỗi cố ý nếu họ đã nhận thức được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại mà vẫn thực hiện hành vi đó.
Lỗi vô ý: một người bị coi là có lỗi vô ý nếu họ không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù họ phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó.
Ví dụ: A là nhân viên của quán nước, trong quá trình bê nước A đã bê quá số lượng của khay nước khiến cốc nước đổ làm hỏng chiếc điện thoại của khách hàng trong quán.
Tại quy định về trách nhiệm dân sự của BLDS năm 2015 bổ sung quy định mới tại hai Điều luật Điều 362 và Điều 363. Theo đó, khi xảy ra thiệt hại chính bên có quyền có nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình. Nếu bên có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải chịu hậu quả pháp lý tại Điều 363.
Ví dụ: Con trâu của nhà A ăn lúa của nhà B, nếu B phát hiện và có có thể ngăn chặn mà không thực hiện biện pháp xua đuổi, ngăn chặn để trâu ăn lúa, A có thể không phải bồi thường thiệt hại.