V.1 xác quynghĩa vụ dân sự là một m Theo quy đ, nghĩa vghĩa vsự là một mối quan hệ pháp luật giữa các bên chủ thể (thông thường là

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 92 - 93)

C. NGHĨA VỤ VÀ HỢP ĐỒNG

1. Căn cứ phát sinh và đối tượng của nghĩa vụ dân sự

1.1. V.1 xác quynghĩa vụ dân sự là một m Theo quy đ, nghĩa vghĩa vsự là một mối quan hệ pháp luật giữa các bên chủ thể (thông thường là

một mối quan hệ pháp luật giữa các bên chủ thể (thông thường là 0

a. Hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc

xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Khi hợp đồng được giao kết hợp pháp sẽ là căn cứ để phát sinh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng giữa các bên. Ví dụ, A bán cho B một cái điện thoại giá 2 triệu đồng. Khi hay bên đã giao kết xong, hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa A và B. Theo đó, A là người bán có nghĩa vụ giao tài sản là chiếc điện thoại cho B còn B là người mua có nghĩa vụ trả tiền cho A.

b. Hành vi pháp lý đơn phương: Hành vi pháp lý đơn phương là sự thể hiện ý

chí của một bên chủ thể về việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong Bộ luật dân sự có quy định về 03 loại hành vi pháp lý đơn phương: hứa thưởng, thi có giải và lập di chúc. Ví dụ, X bị mất con chó và đưa ra một lời tuyên bố hứa thưởng, X sẻ thưởng cho ai đó tìm được con chó của mình là 5 triệu đồng. Giả sử 2 ngày sau Y tìm được con chó và mang trả lại cho X, trường hợp này sẽ phát sinh nghĩa vụ trả thưởng 5 triệu đồng của X cho Y.

c. Thực hiện công việc không có ủy quyền: Thực hiện công việc không có ủy

quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, vì lợi ích của có công việc khi người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối. Khi một người không có nghĩa vụ phải thực hiện một công việc đã tự mình thực hiện một công việc của người khác thì có nghĩa vụ thực hiện công việc đó như công việc của mình, nhằm đem lại lợi ích cho người có công việc, trong trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Người có công việc được thực hiện có nghĩa vụ tiếp nhận việc thực hiện công việc đó, phải thanh toán chi phí hợp lý cho việc thực hiện công việc.

d. Chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Một

chủ thể được quyền chiếm hữu, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản khi người đó là chủ sở hữu hoặc dựa trên một số căn cứ luật định. Khi một người chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không dựa trên căn cứ pháp luật quy định sẽ phát sinh một quan hệ nghĩa vụ, theo đó bên chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả tài sản gốc cùng hoa lợi, lợi tức của tài sản (một số trường hợp không phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức của tài sản) cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp. Ví dụ, T ăn cắp trâu của H rồi bán cho L. Trường hợp này L được coi là chiếm hữu con trâu không có căn cứ pháp luật nên pháp sinh nghĩa vụ hoàn trả con trâu cho chủ sở hữu là T.

e. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật. Bộ luật dân sự quy định và bảo vệ

các quyền đối với tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân. Chính vì vậy mọi hành vi xâm phạm đến những giá trị trên về nguyên tắc đều coi là hành vi trái pháp luật. Lúc này sẽ phát sinh quan hệ nghĩa vụ, theo đó bên gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm của chủ thể khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Ví dụ, C đi xe máy vượt đèn đỏ đâm vào D đang đi đúng làn đường của mình gây thiệt hại về tài sản và sức khỏe cho D. Trường hợp này C phải bồi thường thiệt hại về tài sản và sức khỏe cho D.

f. Căn cứ khác do luật định. Ngoài những căn cứ phổ biến để phát sinh quan

hệ nghĩa vụ như trên, nghĩa vụ dân sự còn có thể phát sinh từ bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w