Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 143 - 149)

- Giá trị tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện

12. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

12.6. Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể

- Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 594 BLDS 2015, theo đó: Người gây thiệt hại trong trường hợp

phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Ví dụ: A cầm gậy đuổi đánh B, B túm được gậy và xô A ngã xuống, B tiếp tục dùng gậy đánh A trọng thương. Việc B dùng gây đánh A sau khi A đã bị xô ngã là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, nên B phải bồi thường thiệt hại cho A.

- Bồi thường thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết được quy định tại Điều 595 BLDS 2015, theo đó: người gây thiệt hại phải bồi thường phần

Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Ví dụ: A đốt nhà B khiến cho các nhà C, D, E và các nhà cạnh đó có nguy cơ bị cháy do lây lan. Để ngăn chặn đám cháy, F đã dùng máy ủi ủi sập nhà của C, D, E. Tuy nhiên, thiệt hại do nhà của C, D, E có giá trị lớn hơn giá trị các nhà còn lại. Do đó, F phải bồi thường phần thiệt hại lớn hơn, còn A phải bồi thường phần thiệt hại còn lại cho C, D, E và cả thiệt hại đối với nhà B.

- Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra được quy định tại Điều 596 BLDS 2015, theo đó: Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích

khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Ví dụ: A uống rượu say sau đó lái xe đâm vào B làm cho B gẫy chân thì A phải bồi thường thiệt hại cho B. Tuy nhiên, nếu A bị C và D cưỡng ép rồi đổ rượu vào miệng buộc A phải uống đến khi say, nếu A gây thiệt hại thì C và D phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

- Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra được quy định tại Điều 597 BLDS 2015, theo đó: Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình

gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: A là nhân viên của công ty B, khi đang đi chở hàng từ công ty để giao cho khách hàng, A đã lao vào C khiến C bị gẫy chân. Trong trường hợp này công ty B phải bồi thường thiệt hại cho C. Nếu A có lỗi trong khi chở hàng (phóng nhanh,

vượt ẩu, uống rượu khi lái xe, …) thì công ty B có quyền yêu cầu A phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

- Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra sẽ được giải quyết theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009 (Điều 598). - Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý được quy định tại Điều 599 BLDS 2015, theo đó: Người chưa đủ mười lăm

tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

Ví dụ: A là học sinh lớp 6, đang học tại trường THCS X. Trong giời ra chơi, A đã đánh B gẫy răng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho B trong trường hợp này sẽ thuộc về trường THCS X. Nếu A đánh B trên đường đi học về thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về cha mẹ hoặc người giám hộ của A.

- Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra được quy định tại Điều 600 BLDS 2015, theo đó: Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt

hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: A đang học nghề sửa xe máy tại cửa hàng của B. Trong lúc giao cho A sửa xe cho khách, B đi thử xe và gây tai nạn làm thiệt hại cho xe của khách hàng.

Trong trường hợp này B sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Sau đó B được yêu cầu A hoàn lại một khoản tiền nếu B có lỗi.

- Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 601 BLDS 2015, theo đó khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, chủ thể bồi thường thiệt hại có thể là:

+ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ: Ví dụ, bình ga nhà ông B phát nổ khiến cho bà C đang đi đường bị thương nặng. Ông B là chủ sở hữu sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bà C.

+ Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ: Ví dụ, A thuê xe của B, trong quá trình vận hành xe bị nổ lốp gây thiệt hại cho C. Trong trường hợp này, nếu không có thỏa thuận gì khác thì A sẽ phải bồi thường thiệt hại cho C.

+ Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ: Ví dụ, A được công ty giao chở hàng giao cho khách, khi giao hàng xong A đã sử dụng xe của công ty đi chở hàng thuê kiếm thêm thu nhập. Trên đường chở hàng xe bị nổ lốp gây thiệt hại cho C. Trong trường hợp này A phải bồi thường thiệt hại vì A đã sử dụng trái pháp luật xe của công ty.

- Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 602 BLDS 2015, theo đó: Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì

phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi. Ví dụ: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, công ty X xả thải ra ngoài môi

trường, chất thải đó làm cho cá trong hồ của B chết hàng loạt. Trong trường hợp này công ty X phải bồi thường thiệt hại cho B, ngay cả khi việc xả thải nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được quy định tại Điều 603 BLDS 2015, theo đó khi súc vật gây thiệt hại, người chịu trách nhiệm bồi thường có thể là:

+ Chủ sở hữu súc vật: Ví dụ, con trâu nhà ông A ăn hết nửa sào lúa nhà ông B. Ông A là chủ sở hữu con trâu nên ông A phải bồi thường thiệt hại.

+ Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng súc vật: Ví dụ, ông A cho ông B mượn trâu để đi cày, khi cày xong ông B không trông coi cẩn thận nên con trâu đã phá hoại hoa màu của người dân trong làng. Trong trường hợp này ông B phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

+ Người thứ ba có lỗi: Ví dụ, ông A đang dắt trâu đi trên đường, B đi kích cá nên đã dùng kích điện dí vào người con trâu, khiến cho con trâu hoảng sợ và lao đi một cách bất ngờ. Bà C đang đi xe đạp đã bị con trâu lao vào ngã gẫy chân. Trong trường hợp này B phải bồi thường thiệt hại cho bà C.

+ Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật: Ví dụ, A dắt trộm trâu nhà B. Trong quá trình dắt đi, do không quen nên con trâu đã lồng lên và chạy xuống ruộng lúa nhà C khiến cho ruộng lúa bị gẫy dập gần hết. Trường hợp này A phải bồi thường thiệt hại cho C.

- Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra được quy định tại Điều 604 BLDS 2015, theo đó: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi

thường thiệt hại do cây cối gây ra.

Ví dụ: do mưa bão nên cây xà cừ nhà ông A bị đổ làm sập nhà của ông B. Trong trường hợp này ông A phải bồi thường thiệt hại cho ông B, trừ trường hợp nhà ông A đã áp dụng mọi biện pháp phòng tránh mà vẫn không ngặn chặn được thiệt hại xảy ra.

- Bồi thường thiệt hại cho nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra được quy định tại Điều 605 BLDS 2015, theo đó khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại, chủ thể bồi thường thiệt hại có thể là:

+ Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng; + Người thi công có lỗi trong việc thi công phải liến đới bồi thường.

Ví dụ: do được thi công không cẩn thận, nên nhà của ông A đang sử dụng bỗng đổ sập làm thiệt hại đến nhà của ông B liền kề. Trong trường hợp này, cả ông A và người thi công sẽ phải liên đới bồi thường thiệt hại cho ông B.

- Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể được quy định tại Điều 606 BLDS 2015, theo đó người xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại về vật chất (chi phí khắc phục, hạn chế thiệt hại: ví dụ chi phí tìm kiếm các phần thi thể) và bồi thường thiệt hại về tinh thần (nếu không thỏa thuận được thì tối đa không quá 30 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định).

- Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả được quy định tại Điều 607 BLDS 2015. Theo đó người xâm phạm mồ mả phải bồi thường thiệt hại về vật chất (chi phí khắc phục, hạn chế thiệt hại: ví dụ chi phí xây lại mồ mả) và bồi thường thiệt hại về tinh thần (nếu không thỏa thuận được thì tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định).

- Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Điều 608 BLDS 2015, theo đó: Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.

Ví dụ: dù biết sản phẩm đã hết hạn nhưng A đã dán mác có gắn hạn sử dụng mới lên sản phẩm để bán cho người mua. B mua sản phẩm đó về dùng và cả gia đình bị ngộ độc phải cấp cứu tại bệnh viện. Trong trường hợp này A sẽ phải bồi thường thiệt hại cho gia đình B. Nếu hạn sử dụng vẫn còn và cả A và B đều không có khả năng nhận biết chất lượng của sản phẩm, khiến cho gia đình B bị thiệt hại khi sử dụng thì người sản xuất sản phẩm sẽ phải bồi thường thiệt hại cho gia đình B.

D. THỪA KẾ

Dưới góc độ pháp lý, sự kiện một cá nhân chết sẽ làm phát sinh quan hệ thừa kế - một quan hệ tài sản đặc thù của ngành Luật Dân sự. Toàn bộ di sản của người

chết sẽ tiếp tục được dịch chuyển cho những người thừa kế. Tuy nhiên, quá trình dịch chuyển này luôn tiêu tốn khá nhiều thời gian. Điều này có thể xuất phát từ ý chí của người để lại di sản, hoặc từ quy định của pháp luật, thậm chí từ phía các chủ thể thừa kế, người có liên quan đến di sản thừa kế. Trên tinh thần kế thừa những quy định từ Bộ luật Dân sự (sau đây được viết là BLDS) năm 2005, BLDS năm 2015 đã có những quy định mới hướng đến tính hiệu quả trong quá trình khai thác, sử dụng di sản của người thừa kế, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện quá trình dịch chuyển di sản. Đồng thời, bảo đảm tối đa các quyền về thừa kế cho các chủ thể xuất hiện trong quan hệ dân sự này.

Chế định về thừa kế của BLDS năm 2015 được kết cấu tại Phần thứ tư, bao gồm 4 chương, 53 điều luật, cụ thể:

Chương XXI: Quy định chung Chương XXII: Thừa kế theo di chúc Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật

Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản

Trong phạm vi bài giới thiệu về chế định thừa kế này, tác giả xin đi vào mô tả, phân tích, bình luận các quy định của từng Chương nói trên, qua đó làm sáng tỏ nội dung của các quy định này.

1. Quy đ phạm vi bài giới th

Phần quy định này giúp chúng ta xác định được những nội dung cơ bản nhất của vấn đề thừa kế. Toàn bộ các quy định này được áp dụng chung cho trình tự phân chia di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc đồng thời cả hai trình tự. Các nội dung về quy định chung bao gồm:

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 143 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w