Những điểm mới của quyền sở hữu trong BLDS năm

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 70 - 82)

9 Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 1 (2007), Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân, tr

3.2. Những điểm mới của quyền sở hữu trong BLDS năm

a. Điểm mới về kết cấu, vị trí của chế định quyền sở hữu trong BLDS năm 2015

BLDS năm 2015 vẫn tiếp tục tái kết cấu quy định về quyền sở hữu tại Phần thứ Hai của Bộ luật giống với kết cấu của BLDS năm 2005, tuy nhiên, nội dung trong Phần này khác với BLDS năm 2005, trong BLDS năm 2005 thì Phần thứ Hai quy định về tài sản và quyền sở hữu thì BLDS năm 2015 quy định về Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản; còn vấn đề tài sản được quy định trong chương VII Phần thứ Nhất về Những quy định chung.

Tương tự như BLDS năm 2005, chương đầu tiên (chương XI) trong phần thứ Hai của BLDS năm 2015 cũng quy định về những vấn đề chung liên quan đến quyền sở hữu. Tuy nhiên, nội dung được quy định trong những vấn đề chung được mở rộng hơn so với BLDS năm 2005 khi bao gồm cả những quy định về bảo vệ quyền sở hữu, giới hạn của quyền sở hữu…(Trong BLDS năm 2005, những nội

dung này được ghi nhận tại một chương độc lập của phần thứ Hai mà không nằm trong phần những quy định chung như kết cấu của BLDS năm 2015). Việc đưa những nội dung về bảo vệ quyền sở hữu, giới hạn quyền sở hữu vào chương những quy định chung về quyền sở hữu là hợp lý. Vì đây chính là những vấn đề được áp dụng chung liên quan đến quyền sở hữu.

Một điểm khác biệt rõ nét trong kết cấu về quyền sở hữu giữa BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 liên quan đến nội dung chiếm hữu tài sản. Trong BLDS năm 2005, chiếm hữu tài sản chỉ được nhìn nhận dưới góc độ là quyền của chủ sở hữu nên quyền chiếm hữu được ghi nhận với tư cách là một trong các nội dung cụ thể của quyền sở hữu. Nhìn nhận lại vấn đề một cách đúng đắn, chiếm hữu không chỉ là quyền của chủ sở hữu mà còn để chỉ một thực trạng chiếm hữu trên thực tế của các chủ thể khác. Do đó, BLDS năm 2015 đã kết cấu nội dung chiếm hữu với tính chất là một thực trạng pháp lý tại chương XII của phần thứ Hai (Nội dung này không được kết cấu trong BLDS năm 2005).

Ngoài ra, kết cấu ở phần hình thức sở hữu cũng có sự thay đổi căn bản. Dựa trên sự định hướng và phân chia lại các hình thức sở hữu, BLDS năm 2015 chỉ kết cấu hình thức sở hữu thành 3 tiểu mục về sở hữu toàn dân; sở hữu riêng và sở hữu chung, trong khi đó, BLDS năm 2005 quy định các hình thức thành 6 mục tương ứng với các hình thức sở hữu như: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

b. Những điểm mới trong quy định về nội dung quyền sở hữu

“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm chữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật” (Điều 159 BLDS năm 2015). Theo quy định này, Quyền sở hữu vẫn bao gồm ba nội dung: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. So với Điều 164 BLDS năm 2005, thì Điều luật

này lược bỏ đoạn: “Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đầy đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”. Việc lược bỏ đoạn 2 Điều 164 xuất phát từ lý do việc cá nhân, pháp nhân hay các chủ thể khác có quyền sở hữu là vấn đề đương nhiên nên không cần thiết quy định trong luật.

*. Quyền chiếm hữu

So với BLDS năm 2005, cách hiểu về quyền chiếm hữu có sự đổi mới. Cụ thể, Điều 182 BLDS năm 2005 quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”; còn Điều 186 BLDS năm 2005 quy định: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.

BLDS năm 2005 quy định quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản; trong khi đó, BLDS năm 2015 dùng lại định nghĩa quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, chi phối tài sản. Theo quan điểm của tác giả, chi phối bao hàm cả việc quản lý và được hiểu rộng hơn, tức là chủ sở hữu được quyền chiếm hữu tài sản ngay cả khi tài sản không đang nằm trong sự nắm giữ của chủ sở hữu.

BLDS năm 2015 bổ sung chế định chiếm hữu với tính chất là một tình trạng pháp lý được ghi nhận tại Chương XII. Trong quá trình nghiên cứu, việc phân định cụ thể giữa “quyền chiếm hữu” (với tư cách là một quyền năng của chủ sở hữu) và chiếm hữu (với tư cách là một tình trạng pháp lý) là điều quan trọng, cần thiết, tránh những nhầm lẫn không đáng có giữa hai thuật ngữ pháp lý này.

“Quyền chiếm hữu” với tư cách là một trong các quyền năng của chủ sở hữu, nên khi đã xác định được chính xác chủ sở hữu thì lúc này việc chiếm hiễm hữu tài sản được xác định là “quyền”. Còn việc chiếm hữu tài sản của một chủ thể trong xã hội chỉ phản ánh thực tế chiếm hữu của người đó chứ chưa chắc chủ thể này đã thực sự có “quyền” trong việc chiếm hữu tài sản đó. Đây là lý do BLDS năm 2015

dùng thuật ngữ “quyền chiếm hữu” và “chiếm hữu” để quy định về hai nội dung này.

Quyền chiếm hữu là một quyền năng của quyền sở hữu, nên quyền chiếm hữu là kết quả của quyền sở hữu mang lại. Bên cạnh đó, nhiều quy định trong BLDS xuất phát từ tình trạng chiếm hữu của một chủ thể mà qua đó xác lập quyền sở hữu đối với vật - chiếm hữu được coi là điều kiện để xác lập quyền, như các quy định: xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu; xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm chưa được tìm thấy...

Việc ghi nhận “chiếm hữu” vào BLDS năm 2015 có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội: người đang thực tiễn chiếm hữu sẽ được suy đoán là chiếm hữu ngay tình và được bảo vệ trước sự xâm phạm của các chủ thể khác. Nếu các chủ thể khác muốn bác bỏ việc chiếm hữu của một chủ thể là không ngay tình thì phải chứng minh (Điều 184, Điều 185 BLDS năm 2015). Với ghi nhận này, BLDS năm 2015 đã phản ánh đúng thực tế trong xã hội và ổn định các quan hệ xã hội. Bởi nếu có tranh chấp xảy ra liên quan đến tài sản chiếm hữu thì không thể mọi trường hợp đều bắt các bên tranh chấp phải chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản được, thậm chí trong một số trường hợp không thể chứng minh được quyền sở hữu. Bởi vậy, trước tiên người được bảo vệ trong trường hợp này là người đang thực tế chiếm hữu.

* Quyền sử dụng

Về cơ bản, quyền sử dụng không có nội dung gì mới so với BLDS năm 2005.

* Quyền định đoạt

Quy định về quyền định đoạt trong pháp luật hiện hành đã không bao quát được hết đầy đủ các trường hợp định đoạt tài sản. Điều 195 BLDS năm 2005 quy

định: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”

Theo sự phân loại, quyền định đoạt bao gồm định đoạt số phận pháp lý và định đoạt số phận thực tế của tài sản. Định đoạt số phận pháp lý là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản thông qua các hợp đồng như mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay. Định đoạt số phận thực tế được hiểu là chủ sở hữu tự bằng hành vi của mình để quyết định về số phận của tài sản như: từ bỏ quyền sở hữu, tiêu hủy...

Khắc phục những thiếu sót của Điều 195 BLDS năm 2005, Điều 192 BLDS năm 2015 quy định: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”. Quy định này đã bao quát đầy đủ các trường hợp định đoạt số phận thực tế của tài sản khi bổ sung thêm hai trường hợp: tiêu dùng (đối với vật tiêu hao) hoặc tiêu hủy tài sản.

c. Những điểm mới về hình thức sở hữu

Điều 172 BLDS năm 2005 quy định năm hình thức sở hữu, bao gồm: (i) sở hữu nhà nước;

(ii) sở hữu tập thể; (iii) sở hữu tư nhân; (iv) sở hữu chung;

(v) sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Còn theo quy định BLDS năm 2015, xác định lại các hình thức sở hữu ở nước ta theo hướng chỉ có ba hình thức sở hữu là:

(i) sở hữu toàn dân, (ii) sở hữu riêng;

(iii) sở hữu chung

Lý giải cách thức ghi nhận ba hình thức sở hữu như trên, ban soạn thảo BLDS (sửa đổi) phân tích: “Theo quan điểm này thì khi một người (cá nhân, pháp nhân) có toàn quyền chi phối đối với một tài sản nhất định thì xuất hiện hình thức sở hữu là sở hữu riêng; khi có từ hai người (cá nhân, pháp nhân) trở lên cùng có quyền nhất định trong việc thực hiện các hành vi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nhất định thì xuất hiện sở hữu chung; khi toàn thể nhân dân thông qua Nhà nước của mình thực hiện các quyền của chủ sở hữu thì có sở hữu toàn dân, mà các nước gọi là sở hữu nhà nước”11.

Với việc sửa đổi căn bản này đã khắc phục được hạn chế về các hình thức sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành. Bởi việc phân xác định các hình thức sở hữu phải được dựa trên một tiêu chí thống nhất, trong khi đó luật hiện hành vừa dựa vào tiêu chí chủ thể và vừa dựa vào tiêu chí tính chất của việc sở hữu mà phân chia thành năm hình thức khiến các hình thức sở hữu này vừa bị trùng lắp thừa và vừa thiếu.

Trong quá trình sửa đổi, bổ sung các quy định về sở hữu toàn dân, rất nhiều quan điểm cho rằng, sở hữu toàn dân không phải là một hình thức sở hữu độc lập mà chỉ là một dạng cụ thể của hình thức sở hữu chung không phân chia (sở hữu chung hợp nhất). Không đồng tình với quan điểm này, ban soạn thảo đã đưa ra rất nhiều lập luận để để chứng minh hình thức sở hữu toàn dân là một hình thức sở hữu độc lập:

“- Thứ nhất, sở hữu toàn dân phải là một hình thức sở hữu độc lập vì vị trí

này đã được ghi nhận trong Điều 53 Hiến pháp 2013, theo đó, "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên

11 Chuyên đề 3. “Những nội dung cơ bản của Phần thứ hai “Quyền sở hữu và các vật quyền khác”- Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), nguồn: http://moj.gov.vn/dtblds/Pages/tai-lieu-lien-quan.aspx?ItemID=275 Dân sự (sửa đổi), nguồn: http://moj.gov.vn/dtblds/Pages/tai-lieu-lien-quan.aspx?ItemID=275

nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".

- Thứ hai, ở nước ta, tuyệt đại đa số các tài sản có giá trị kinh tế lớn, là tư liệu sản xuất chủ yếu của nhiều ngành kinh tế như đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, đều thuộc sở hữu toàn dân mà không thể thuộc sở hữu của bất cứ cá nhân, pháp nhân nào. Nói cách khác, tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế, xã hội, quốc phòng của các khách thể của quyền sở hữu toàn dân so với các hình thức sở hữu khác đã làm cho hình thức sở hữu này có một vị trí độc lập, không thể lẫn lộn với các hình thức sở hữu khác.

- Thứ ba, cơ chế thực hiện quyền sở hữu toàn dân hoàn toàn khác với các cơ

chế thực hiện các hình thức sở hữu khác. Cụ thể là, trong sở hữu chung, chủ thể của quyền này luôn luôn được xác định về tên gọi cũng như về số lượng; mặt khác, những người được gọi là đồng sở hữu đều là những người trực tiếp thực hiện các quyền năng của mình trên tài sản và trực tiếp thụ hưởng các lợi ích từ việc thực hiện các quyền năng này. Trong khi đó, trong sở hữu toàn dân thì tình hình lại hoàn toàn khác: không xác định được cụ thể ai là người đồng sở hữu và có bao nhiêu người là đồng sở hữu; trên thực tế, không phải toàn dân thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu mà người thực hiện các quyền này lại là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương theo sự phân công, phân cấp, phân quyền một cách cụ thể theo quy định của pháp luật. Tóm lại, cách thức, phương pháp, phương tiện và cơ chế thực hiện quyền sở hữu toàn dân là rất đặc thù, hoàn toàn khác với các hình thức sở hữu khác. Do đó, không thể coi sở hữu toàn dân là một hình thức của sở hữu chung hợp nhất.

- Thứ tư, không chỉ ở nước ta mà ở các nước khác cũng có hình thức sở hữu

nhà nước, tuy nhiên, trong Hiến pháp cũng như trong BLDS của các nước này đều ghi nhận đó là một hình thức sở hữu độc lập, không bao giờ được coi là một dạng của sở hữu chung. Ví dụ, Điều 214 BLDS Cộng hòa LB Nga có tiêu đề (tên gọi) là:

"Quyền sở hữu nhà nước"; Điều 45 Luật quyền tài sản của Trung Quốc viết: "Pháp luật quy định những tài sản nào là tài sản thuộc sở hữu nhà nước thì tài sản đó là tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước…Quốc vụ viện là người đại diện cho toàn dân thực hiện quyền sở hữu này”12

Bên cạnh việc quy định thay đổi về các hình thức sở hữu, tên hình thức sở hữu cũng có sự đổi mới. Theo BLDS năm 2005, đối với tài sản của toàn dân thì hình thức sở hữu tương ứng là sở hữu Nhà nước; Còn BLDS năm 2015 lại ghi nhận hình thức sở hữu này với tên gọi sở hữu toàn dân giống như trong BLDS năm 1995. Sự thay đổi này bắt nguồn từ nguyên nhân: (i) Tên gọi của hình thức sở hữu phản ánh đúng chủ thể sở hữu là toàn dân. Vì đây không phải là tài sản riêng của bất kì cá nhân, tổ chức nào mà thuộc về toàn dân; (ii) hiện nay, việc sử dụng tài sản của Nhà nước đang trong tình trạng lãng phí, tùy tiện. Với việc sử dụng tên gọi “sở hữu toàn dân” nhằm nhấn mạnh những chủ thể có quyền quản lý, sử dụng hay định đoạt cũng là dựa trên sự trao quyền của nhân dân nên họ phải sử dụng tài sản này sao cho một cách hữu hiệu nhất. Hơn thế nữa, bản thân những chủ thể có quyền sở hữu tài sản toàn dân họ không phải là chủ sở hữu nên không thể tùy tiện sử dụng tài sản của toàn dân nhằm trục lợi riêng cho mình.

Ngoài ra, Điều 212 BLDS năm 2015 đã bổ sung quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình, tránh tình trạng hiểu không thống nhất như hiện nay. Theo đó, về nguyên tắc sở hữu chung của các thành viên gia đình được xác định là sở hữu chung theo phần. Hơn thế nữa, với việc ghi nhận về việc phương thức chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung gia đình đã gỡ được bài toán khó khi BLDS năm 2015 không quy định hộ gia đình với tư cách là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.

d. Điểm mới về thời điểm xác lập quyền sở hữu

12 Chuyên đề 3. “Những nội dung cơ bản của Phần thứ hai “Quyền sở hữu và các vật quyền khác”- Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), nguồn: http://moj.gov.vn/dtblds/Pages/tai-lieu-lien-quan.aspx?ItemID=275 Dân sự (sửa đổi), nguồn: http://moj.gov.vn/dtblds/Pages/tai-lieu-lien-quan.aspx?ItemID=275

Trước hết, về tên gọi, Điều 168 BLDS năm 2005 sử dụng tiêu đề “Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản”; trong khi đó, Điều 161 BLDS năm 2015 lại

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 70 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w