Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 99 - 100)

C. NGHĨA VỤ VÀ HỢP ĐỒNG

3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Bộ luật Dân sự 2015 quy định 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại Điều 292 bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, kỹ quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, tín chấp và cầm giữ tài sản. So với BLDS 2015, BLDS 2015 bổ sung thêm 2 biện pháp bảo đảm mới: bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.

3.1. Các loại nghĩa vụ được bảo đảm và phạm vi bảo đảm

a. Các loại nghĩa vụ được bảo đảm:

Các biện pháp bảo đảm có thể được sử dụng để bảo đảm cho một nghĩa vụ hiện tại hoặc một nghĩa vụ hình thành trong tương lai (khoản 2 Điều 293 BLDS 2015). Nghĩa vụ hiện tại là nghĩa vụ đã được hình thành cụ thể tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm. Ví dụ, A vay B một khoản tiền và thực hiện biện pháp bảo đảm là cầm cố xe máy của A cho B. Nghĩa vụ hình thành trong tương lai là nghĩa vụ chưa được hình thành tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm. Ví dụ, X có một lô đất 1000 m2 thế chấp cho ngân hàng X vay 2 khoản vay mỗi khoản vay 1 tỷ, khoản vay thứ nhất có thời hạn 3 năm, khoản vay thứ 2 có thời hạn 02 năm, thời hạn giữa 2 khoản vay cách nhau 01 năm.

b. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm:

Về nguyên tắc, pháp luật Dân sự luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng, chỉ cần thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội. Vì vậy, phạm vi biện pháp bảo đảm được trước tiến

được xác định theo thỏa thuận của các bên, các bên có quyền thỏa thuận biện pháp bảo đảm chỉ được sử dụng để bảo đảm cho một phần nghĩa vụ hoặc bảo đảm cho toàn bộ nghĩa vụ chính. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì phạm vi bảo đảm được coi là toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả tiền lãi, tiền bồi thường thiệt hại và tiền phạt vi phạm (Khoản 1 Điều 293 BLDS 2015).

3.2. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm

Về mặt bản chất, các biện pháp bảo đảm chính là quan hệ nghĩa vụ dân sự (các hợp đồng dân sự). Chính vì vậy đối tượng của các biện pháp bảo đảm cũng là các đối tượng của nghĩa vụ dân sự bao gồm tài sản và công việc phải thực hiện.

a. Tài st bản chất, các biện pháp bảo đảài st bản Tài s bản chất, các biện

pháp bảo đảm chính

- Tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Có trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm (Khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Nghị định 163: 1. Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có

nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản

đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền…”;

“3. Doanh nghiệp nhà nước được sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để

bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w