Pháp luật được lựa chọn để điều chỉnh quan hệ

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 180 - 183)

- Giá trị tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện

2. Pháp luật được lựa chọn để điều chỉnh quan hệ

Các quy định tại chương XXVI đưa ra nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng để xác định năng lực chủ thể của cá nhân và pháp nhân khi tham gia vào các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.

2.1. Pháp lu định tại chương XXVI đưa

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Do sự khác biệt về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, các nước có quy định khác nhau về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của công dân nước mình. Do đó, khi các cá nhân đến từ các quốc gia khác nhau xác lập, thực hiện một quan hệ pháp luật, cần phải xác định hệ thống pháp luật được áp dụng làm cơ sở để xác định năng lực chủ thể của cá nhân đó. Nguyên tắc chung được sử dụng trong BLDS 2015 đó là nguyên tắc quốc tịch, theo đó, năng lực chủ thể của cá nhân, việc xác định cá nhân bị chết, mất tích, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch.

Theo khoản 1 Điều 673 BLDS 2015, về nguyên tắc, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Ngoài ra, người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

Theo khoản 2 Điều 674 BLDS 2015, tương tự như năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân cũng được xác định theo luật của nước mà người đó mang quốc tịch. Tuy nhiên, trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân nước ngoài đó sẽ không được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân mà được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Trường hợp có yêu cầu tuyên bố một cá nhân bị mất tích hoặc chết, bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực dân sự tại Việt Nam, toà án Việt Nam sẽ xác định trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp cá nhân là người có hai hay nhiều quốc tịch hoặc không quốc tịch tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và luật được dẫn chiếu đến là luật quốc tịch của cá nhân đó thì pháp luật được áp dụng sẽ được xác định như sau:

- Đối với cá nhân có hai hay nhiều quốc tịch:

+ Nếu một trong số các quốc tịch của cá nhân đó là quốc tịch Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam.

+ Nếu cá nhân đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại một trong những nước mà cá nhân mang quốc tịch thì luật nước cư trú được áp dụng.

+ Nếu cá nhân đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất được áp dụng.

- Đối với cá nhân không quốc tịch:

+ Nếu cá nhân có nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân đó được áp dụng.

+ Nếu cá nhân có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.

2.2. Pháp luá nhân có nhiều nơi cư trú h

Theo khoản 2 Điều 676 BLDS 2015, pháp luật của nước nơi pháp nhân có quốc tịch là pháp luật áp dụng với những vấn đề về nhân thân của pháp nhân bao gồm năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân, tên gọi, đại diện theo pháp luật, việc tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp

nhân, trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân.

Quốc tịch của pháp nhân xác định theo pháp luật nơi pháp nhân thành lập. Theo Điều 80 BLDS 2015, pháp nhân được thành lập tại Việt Nam là pháp nhân Việt Nam. Như vậy, pháp luật Việt Nam xác định quốc tịch của pháp nhân Việt Nam trên cơ sở tiêu chí nơi thành lập pháp nhân. Những pháp nhân không được thành lập tại Việt Nam sẽ được coi là pháp nhân nước ngoài. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 180 - 183)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w