- Giá trị tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện
6. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự
Bao gồm 13 điều luật quy định về các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự. thời điểm chấm dứt nghịa vụ dân sự.
(1) Nghĩa vụ được hoàn thành (Điều 373 và Điều 374, BLDS năm 2015) Nghĩa vụ dân sự được coi là hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền hoặc theo sự xác nhận của pháp luật. Tại thời điểm nghĩa vụ được coi là hoàn thành sẽ chấm dứt quan hệ nghĩa vụ giữa các bên. Ví dụ: đã thực hiện xong một công việc, đã trao vật, đã trả tiền …
Nếu đối tượng của nghĩa vụ là một vật mà người có quyền chậm tiếp nhận vật đó thì người có nghĩa vụ phải bảo quản, giữa gìn vật hoặc gửi vật vào nơi nhận gửi giữ. Nghĩa vụ giao vật được coi là hoàn thành tại thời điểm tài sản được gửi giữ.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thoả thuận trong việc thiết lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể, pháp luật cho phép các bên có thể thoả thuận để chấm dứt nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, việc thoả thuận đó không được gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc13, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Kể từ thời điểm các bên đã thoả thuận xong, nghĩa vụ dân sự được coi là chấm dứt. Ví dụ: A cho B thuê nhà trong thời hạn 5 năm nhưng B mới ở được 1 năm cả A và B đều không có nhu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng, hai bên thỏa thuận chấm dứt những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
(3) Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ (Điều 376)
Căn cứ này thường áp dụng trong những quan hệ nghĩa vụ mà một bên chủ thể chỉ có quyền còn bên kia có nghĩa vụ. Do đó, việc miễn hay không, trước tiên là do ý chí của người có quyền. Quan hệ nghĩa vụ sẽ chấm dứt kể từ thời điểm người có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp nghĩa vụ có bảo đảm thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng được chấm dứt khi người có quyền đã miễn việc thực hiện nghĩa vụ đó.
Ví dụ: Ngân hàng A cho B vay 100 triệu, B phải thế chấp giấy tờ nhà. Sau trận mưa lũ vừa qua, ngân hàng A quyết định xoá nợ cho B. Do vậy, B không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ 100 triệu cho ngân hàng A đồng thời được nhận lại giấy tờ nhà đã dung để thế chấp.
Nếu việc miễn thực hiện nghĩa vụ làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác thì không được coi căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự.Ví dụ: Người bị thiệt hại về sức khoẻ miễn việc bồi thường cho người gây thiệt hại nhưng phần bồi thường để nuôi dưỡng con chưa thành niên của người bị thiệt hại không được miễn.
(4) Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác (Điều 377)
13Điều 377, BLDS năm 2005 sử dụng thuật ngữ lợi “lợi ích nhà nước”, Điều 375, BLDS năm 2015 sử dụng thuật ngữ“lợi ích quốc gia, dân tộc”. “lợi ích quốc gia, dân tộc”.
Căn cứ này chấm dứt nghĩa vụ ban đầu nhưng lại làm phát sinh nghĩa vụ mới. Ví dụ: các bên thoả thuận chấm dứt nghĩa vụ giao vật thay vào đó là nghĩa vụ trả tiền. Hoặc các bên có thể thoả thuận chấm dứt nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán và nghĩa vụ đó được thay thế bằng nghĩa vụ của người vay trong hợp đồng vay.
Chú ý: Với những nghĩa vụ như nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế bằng nghĩa vụ khác.
(5) Chấm dứt nghĩa vụ do được bù trừ (Điều 378) - Điều kiện thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ:
+ Các chủ thể đều có nghĩa vụ với nhau;
+ Nghĩa vụ của hai bên phải cùng loại. Tuy nhiên, các bên có thể thoả thuận để định giá một vật thành tiền để bù trừ nghĩa vụ trả tiền, nếu không tương đương về giá trị thì phải thực hiện thanh toán phần chênh lệch, kể từ thời điểm thanh toán xong phần chênh lệch, nghĩa vụ mới được coi là chấm dứt;
+ Thời hạn thực hiện nghĩa vụ đều đã đến.
+ Không thuộc các trường hợp không được bù trừ nghĩa vụ (Điều 379). Ví dụ: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín…
(6) Chấm dứt nghĩa vụ do bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một (Điều 380):
Người có nghĩa vụ trở thành người có quyền với chính nghĩa vụ đó. Ví dụ: Người có nghĩa vụ trả tiền lại trở thành người thừa kế duy nhất đối với khoản tiền đó khi người chủ nợ chết.
(7) Chấm dứt nghĩa vụ do thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã hết
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
(8) Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi một bên trong quan hệ nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt hoạt động (Điều 382)
Thông thường, khi một bên trong quan hệ nghĩa vụ chết thì các quyền và nghĩa vụ của họ được chuyển giao cho người thừa kế, người thừa kế được hưởng các quyền này đồng thời phải thay họ thực hiện các nghĩa vụ về tài sản đối với người khác.
Tuy nhiên, trong những trường hợp sau đây, khi cá nhân trong quan hệ nghĩa vụ chết thì nghĩa vụ dân sự sẽ chấm dứt:
- Nếu các bên có thoả thuận nghĩa vụ phải do chính bên có nghĩa vụ thực hiện thì khi các nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại, nghĩa vụ dân sự sẽ chấm dứt.
- Khi pháp luật quy định về việc nghĩa vụ phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện. Ví dụ: Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi người phải cấp dưỡng chết
- Khi các bên thoả thuận việc thực hiện nghĩa vụ chỉ vì lợi ích của chính người có quyền, khi người có quyền chết, nghĩa vụ dân sự chấm dứt.
(9) Nghĩa vụ chấm dứt khi đối tượng là vật đặc định không còn
Nếu đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là vật đặc định thì người có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó. Vì vậy, khi vật đó không còn thì nghĩa vụ giao vật đặc định chấm dứt. Tuy nhiên, các bên có thể thoả thuận đêt thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại.
Như vậy, thực chất chỉ là chấm dứt nghĩa vụ giao đúng vật. Nó không phải là căn cứ chấm dứt hoàn toàn nội dung của nghĩa vụ dân sự.
(10). Chấm dứt nghĩa vụ trong trường hợp phá sản
Phá sản là căn cứ chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của pháp nhân. Do vậy, khi pháp nhân chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại thì các quyền và nghĩa vụ dân sự của nó cũng chấm dứt.
(11) các trường hợp khác do pháp luật quy định thường là căn cứ vào bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Tòa án ra quyết định hủy quyết định tuyên bố một người mất tích, người đang quản lý tài sản của người đó không có nghĩa vụ phải quản lý tài sản (nếu nội dung quyết định định đoạt).
7. Hợp đồng
Mục 7 chương XV, BLDS năm 2015 bao gồm 35 điều luật quy định về khái niệm, trình tự giao kết hợp đồng; nguyên tắc thực hiện hợp đồng; điều kiện sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng và các căn cư chấm dứt hợp đồng.
7.1. Việm, trình tự giao
Là quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thoả thuận xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau.
a. Đề nghị giao kết hợp đồng: (khoản 1, Điều 386)
* Dấu hiện nhận diện đề nghị giao kết hợp đồng:
- Thể hiện ý định rõ ràng về việc muốn giao kết một hợp đồng dân sự;
- Người đề nghị giao kết hợp đồng dân sự phải đưa ra những điều khoản của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng: điều khoản đối tượng, giá cả, phương thức thực hiện, …
- Lời đề nghị phải hướng tới một hoặc nhiều chủ thể nhất định hoặc hướng tới công chúng.14
Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ 3 trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh (khoản 2 Điều 386 BLDS 2015).
BLDS năm 2015 quy định bổ sung điều 387 với nội dung hoàn toàn mới trong trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết, khi được thông báo bên tiếp nhận thông tin phải bảo mật và không được sử dụng thông tin với mục đích vi phạm pháp luật, nếu cả hai bên vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại thì phải bồi thường. Ví dụ: A sang nhà B ngỏ ý muốn bán nhà cho B, nếu A biết rõ tình trạng chất lượng ngôi nhà của mình, có thông tin về nhu cầu cung cầu nhà ở tại địa phương thì A phải cung cấp cho B biết, nếu vi phạm khiến B chấp nhận giao kết nhưng không bán lại được ngôi nhà cho người thứ ba, B bị thiệt hại thì A có thể phải bồi thường.
Quy định mới của bộ luật thể hiện nội dung nguyên tắc thiện chí, trung thực, hợp tác, đảm bảo tính ổn định, bền vững của hợp đồng.
* Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng (điều 389)
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau:
- Bên được đề nghị nhận được thông báo thay đổi, rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
- Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi, rút lại đề nghị và điều kiện đó đã phát sinh.
Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới.
* Huỷ bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng (điều 390)