SSOP 4: Vệ sinh cá nhân

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HACCP CHO QUY TRÌNH sản XUẤT cá đỏ FILLET cấp ĐÔNG IQF (Trang 52 - 53)

2. Điều kiện hiệnnay của công ty

5.2.4 SSOP 4: Vệ sinh cá nhân

Công ty Cổ Phần Sài Gòn Food Lô C 24 -24b/II, 2F, KCN Vĩnh Lộc Huyện Bình Chánh, Tp HCM

QUY PHẠM VỆ SINHCÁ ĐỎ FILLET ĐÔNG IQF CÁ ĐỎ FILLET ĐÔNG IQF

SSOP 4: Vệ sinh cá nhân

Mã số: BM – SSOP – 04 Năm: 2012

1. Yêu cầu

Các thiết bị rửa, khử trùng tay và thiết bị vệ sinh phải được lắp đặt đầy đủ theo yêu cầu và được bảo trì tốt. Bắt buộc công nhân và các người làm công tác chế biến thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh cá nhân khi sản xuất nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

2. Điều kiện hiện nay của công ty

• Thiết bị khử trùng tay.

− Tại mỗi cửa ra vào của mỗi khu vực đều có bồn lội ủng 100 ppm − Có hệ thống rửa tay bằng vòi nước vận chuyển bằng chân,

− Có xà phòng nước, chlorine 20 ppm để khử trùng tay, xịt cồn và lăn tóc

− Trong khu vực sản xuất cũng có hệ thống rửa và khử trùng tay. Các hệ thống này đủ số lượng và được bảo trì tốt.

• Nhà vệ sinh.

− Phân xưởng có khu nhà vệ sinh nam nữ riêng, có hệ thống thông xả nước không vận hành bằng tay

− Có trang bị bồn rửa tay, xà phòng nước, sọt rác.

− Nhà vệ sinh luôn được giữ sạch sẽ, không trơn và có nước đọng trên sàn. • Bảo hộ lao động.

− Mỗi công nhân đươc cấp 2 bộ/người/năm, có đội vệ sinh chuyên giặt bảo hộ lao động sau mỗi ca sản xuất.

4. Các thủ tục cần tuân thủ

− Tất cả nhân viên khi vào khu sản xuất không được sơn móng tay, để móng tay dài đeo nữ trang, đồng hồ. Không ăn uống, hút thuốc, uống rượu bia, khạc nhổ và gây mất trật tự torng phân xưởng.

− Tất cả công nhân trước khi vào khu sản xuất đều phải mặc đúng bảo hộ lao động, găng tay, rửa tay, khử trùng. Khi đi ra ngoài khu sản xuất hay đi vệ sinh, khi trở vào xưởng phải vệ sinh như lúc đầu theo các bước:

+ Rửa tay bằng nước sạch

+ Rửa tay bằng xà phòng

+ Rửa sạch tay bằng nước sạch

GVHD: ThS Võ Quang Ngọc Dung Trang 52 SVTH: Phan ThanhThúy

+ Nhúng qua Chlorine

+ Xịt cồn

+ Lăn tóc

− Bồn sát trùng ủng phải được bố trí tại cửa vào khu chế biến, bắt buộc người ra vào phải lội qua để sát trùng ủng. Bể sát trùng ủng có độ ngập nước không dưới 0,15m. Có lỗ thoát nước định kì. Hàm lượng Chlorine trong bể là 100 ppm.

− Thường xuyên vệ sinh các thiết bị rữa và khử trùng tay ít nhất 3 lần/ngày. Đồng thời hướng dẫn việc vệ sinh trước khi vào phân xưởng:

− Phòng vệ sinh và phòng thay bảo hộ lao động cần phải vệ sinh sạch sẽ.

− Tổ vệ sinh phải chuẩn bị đủ xà phòng, Chlorine khử trùng, khăn lau tay, găng tay trước giữa ca sản xuất.

− Sau mỗi ngày sản xuất, tất cả các thiết bị và dụng cụ phải được khử trừng cho ngày hôm sau.

4. Phân công thực hiện và giám sát

− KCS phân xưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và duy trì quy phạm này. − Công nhân phải thực hiện đúng quy phạm này

− Tổ trưởng phân xưởng chịu trách nhiệm tổ chức và kiểm tra thực hiện quy phạm này. Tổ trưởng giám sát và phân công việc thực hiện vệ sinh, bảo hộ lao động của công nhân. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, bảo hộ lao động của công nhân. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện vệ sinh dụng cụ, thiết bị.

− Cán bộ giám sát chất lượng kiểm tra lại điều kiện và tình trạng vệ sinh công nhân, trang thiết bị khử trùng tay, nhà vệ sinh, ghi vào biểu mẫu giám sát.

− Nếu có sự cố xảy ra thì phải báo ngay cho trưởng cán bộ giám sát chất lượng hay quản đốc phân xưởng để có biện pháp khắc phục. Mọi hoạt động sữa chữa đều ghi trong biên bản hoạt động sữa chữa.

5. Lưu trữ hồ sơ

− Báo cáo giám sát vệ sinh cá nhân

− Báo cáo hành động giám sát vệ sinh cá nhân − Báo cáo hành động sữa chữa khi có vi phạm

− Tất cả các hồ sơ ghi chép trong quá trình giám sát và hành động sữa chữa đều được lưu giữ tại phòng kỹ thuật của xí nghiệp trong thời gian 2 năm

Ngày… tháng…năm… ( Người phê duyệt)

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HACCP CHO QUY TRÌNH sản XUẤT cá đỏ FILLET cấp ĐÔNG IQF (Trang 52 - 53)