Điều kiện hiệnnay của công ty.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HACCP CHO QUY TRÌNH sản XUẤT cá đỏ FILLET cấp ĐÔNG IQF (Trang 46 - 48)

− Hiện nay công ty đang sử dụng nguồn nước cung cấp nguồn nước chung của khu công nghiệp Vĩnh Lộc.

− Công ty có bể chứa nước đủ cung cấp cho các hoạt động sản xuất vào thời kỳ cao điểm nhất. − Hệ thống đường ống cung cấp nước bằng nhựa, được bố trí một cách hợp lý và đầy đủ ở mọi

khu vực sản xuất. Không có sự nối chéo giữa các đường ống cung cấp nước đã qua xử lý và

GVHD: ThS Võ Quang Ngọc Dung Trang 46 SVTH: Phan ThanhThúy

đường ống chưa qua xử lý.

− Các vòi được đánh số để tiện việc theo dõi và kiểm tra.

− Hệ thống bơm, đường ống, bể chứa, hệ thống xử lý… thường xuyên được bảo trì và làm vệ sinh.

− Công ty có một máy bơm hoạt động, một máy bơm dự phòng và nguồn điện ba pha đảm bảo luôn cung cấp nước đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt.

− Công ty hiện có máy sản xuất đá vẩy. Nước dùng để sản xuất đá vẩy lấy từ nguồn nước sạch đang sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất của xí nghiệp.

3. Các thủ tục cần tuân thủ

• Bảo trì , kiểm soát và làm vệ sinh các hệ thống cung cấp và chứa nước

− Kiểm tra hệ thống đường ống, bơm, ngăn ngừa hiện tượng chảy ngược. Đảm bảo đường ống không bị tắt nghẽn, lập tức thay đường ống bị hư (nếu có).

− Bể chứa , bể lọc, bể lắng được làm vệ sinh 1 tháng/lần. − Lập sơ đồ hệ thống cung cấp nước.

• Kiểm soát chất lượng nước

− Kiểm tra lượng Chlorine dư ở bể chứa và các vòi mỗi đầu ca sản xuất. Lượng Chlorine dư trong khoảng 0.5 – 1 ppm là chấp nhận được. Thời gian Chlorine tác dụng trước khi sử dụng tối thiểu 20 phút.

− Lập kế hoạch lấy mẫu nước ở các vị trí đã định, lấy mẫu nước đem đi phân tích vào đầu ca sản xuất.

• Kiểm soát điều kiện sản xuất và bảo quản, vận chuyển nước đá − Nhà xưởng, thiết bị và các phương tiện sản xuất

− Điều kiện chứa đựng và bảo quản nước đá. − Phương tiện vận chuyển

− Nồng độ chlorine dư ở trong nước đá.

− Máy sản xuất đá vẩy làm vệ sinh 1 tháng/lần. Kho chứa đá vẩy được làm vệ sinh 3 ngày/lần (vào cuối ca sản xuất).

4. Phân công thực hiện và giám sát

− Nhân viên phụ trách xử lý nước hàng ngày kiểm tra thiết bị và hệ thống đường ống, nếu phát có hiện sự cố phải kịp thời báo cáo để sửa chữa

− Kiểm tra dầu nhờn của hệ thống bơm có thể làm ô nhiễm nước chế biến − Kiểm soát chặt chẽ tình trạng hoạt động và vệ sinh của hệ thống xử lý.

− Kiểm nghiệm viên của công ty kiểm tra hàng ngày lượng Chlorine dư trong nước sau bể chứa, ở các đầu vòi trong phân xưởng vào đầu ca sản xuất và định kì 2 giờ/lần, ghi vào biểu mẫu giám sát.

− Kiểm nghiệm viên của công ty có trách nhiệm kiểm tra theo dõi kết quả phân tích mẫu nước, nếu có vấn đề an toàn nguồn nước phải báo cáo ngay với người có trách nhiệm để tìm cách

GVHD: ThS Võ Quang Ngọc Dung Trang 47 SVTH: Phan ThanhThúy

khắc phục, hành động sửa chữa được nghi chép lại vào sổ nhật ký.

− Tất cả hồ sơ trong quá trình giám sát, kết quả xét nghiệm hóa lý, vi sinh và các biên bản có liên quan về nước và nước đá được lưu trữ trong thời gian 2 năm.

 Hành động sữa chữa.

Trong trường hợp có sự cố về việc xử lý nước, công ty phải dừng sản xuất ngay, xác định thời điểm xảy ra sự cố, giữ lại tất cả sản phẩm sản suất trong thời gian xảy ra sự cố cho tới khi phát hiện ra nguyên nhân và xét nghiệm sản phẩm, nếu cần chỉ những sản phẩm đảm bảo chất lượng mới được xuất xưởng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HACCP CHO QUY TRÌNH sản XUẤT cá đỏ FILLET cấp ĐÔNG IQF (Trang 46 - 48)