1.2.4.1. Đánh giá
Ralph Tyler (1966) đưa ra định nghĩa: ỘQuá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dụcỢ. Trong tài liệu ỘCơ sở đánh giá giáo dục hiện đạiỢ, tác giả Ngô Cương (2001) cho rằng: ỘĐến nay đánh giá giáo dục vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Có thể cho rằng đánh giá giáo dục là quá trình phán đoán giá trị của giáo dục trên cơ sở thu thập, chỉnh lý, xử lý các thông tin giáo dục một cách hệ thống, khoa học và toàn diện. Mục đắch là cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, có hai cách nói đánh giá và đánh giá giáo dục, kì thực đều chỉ cùng một ý nghĩa, tạo nên cách gọi khác nhau chủ yếu là do cách dịch khác nhau của từ evaluation trong tiếng AnhỢ [119].
Thomas A. Angelo and K.Patricia Cross (1993) định nghĩa: ỘĐánh giá có nghĩa là thu thập một tập hợp thông tin đủ thắch hợp, có giá trị và đáng tin cậy; Xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chắ phù hợp với các tiêu chắ định ra ban đầu hay đã điều chỉnh trong quá trình điều chỉnh thông tin; Nhằm ra một quyết địnhỢ [122].
Robert L.Berman (2006) cho rằng Ộđánh giá là việc miêu tả tình hình của HS và để giáo viên có thể dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp HS tiến bộỢ [113].
Trong cuốn ỘCơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của HS phổ thôngỢ, tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc (1995) quan niệm: ỘĐánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theoỢ [36].
Trong cuốn tài liệu ỘĐánh giá trong giáo dụcỢ, tác giả Trần Bá Hoành (2000) đưa ra định nghĩa: ỘĐánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về
kết quả của công việc, dựa vào sự phân tắch những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thắch hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc"[31].
Đề tài ỘThử xác định chuẩn đánh giá, công cụ và quy trình đánh giá hai bộ môn Văn - Tiếng Việt và Toán ở trường THCSỢ của Trần Kiều (1997) đã đưa ra cách hiểu về đánh giá như sau: ỘĐánh giá là sự đối chiếu với mục tiêu đào tạo đã đề ra mà xác định được chất lượng của kết quả đào tạo và tự đào tạo đối với HS trong nhà trườngỢ [48].
Trong cuốn "Kiểm tra- đánh giá trong dạy học đại họcỢ, tác giả Đặng Bá Lãm (2003) cho rằng, ỘĐánh giá là một quá trình có hệ thống bao gồm việc thu thập, phân tắch, giải thắch thông tin nhằm xác định mức độ người học đạt được các mục tiêu dạy họcỢ [56].
Tác giả Lê Thị Mỹ Hà (2011) đã đưa ra quan niệm: ỘĐánh giá là hành động đưa ra nhận định (phán xét) về giá trị của sự vật hay con người trên cơ sở sử dụng những dữ liệu, bằng chứng thu thập và xử lý được, cũng như dựa trên những lý lẽ và lập luận của chủ thể đánh giá. Kết quả của đánh giá là giá trị được xếp hạng, được phân biệt hoặc được xác minhỢ[23].
Các định nghĩa trên thống nhất với nhau ở những điểm sau: Muốn đánh giá một con người hay sự vật nào, cần phải xác định:
- Mục đắch đánh giá là gì.
- Đánh giá bằng cách nào.
- Sử dụng công cụ nào đánh giá.
- Thu thập những bằng chứng gì.
- Phân tắch các chứng cứ ấy bằng phương pháp nào.
- Sử dụng kết quả phân tắch ấy như thế nào. Từ đó, luận án xác định khái niệm đánh giá như sau:
Đánh giá là đưa ra những nhận định, những phán xét về giá trị của đối tượng được đánh giá trên cơ sở xử lý những thông tin, những chứng cứ thu thập được đối chiếu với mục tiêu đã đề ra.
Mục đắch
giáo dục hạnh kiểm HS THPT
Nội dung giáo dục hạnh kiểm HS THPT
Đánh giá hạnh kiểm HS THPT Hạnh kiểm HSTHPT Tổ chức, phương pháp giáo dục hạnh kiểm HS THPT
1.2.4.2. Đánh giá hạnh kiểm học sinh
Đánh giá hạnh kiểm HS là hoạt động đưa ra những nhận định, phán xét và xác định mức độ đạt được về mặt hạnh kiểm của HS, căn cứ vào những nội dung, tiêu chắ được quy định theo mục tiêu giáo dục của nhà trường. Khái niệm đánh giá hạnh kiểm HS ở đây được hiểu là một khâu của quá trình sư phạm, quá trình giáo dục tại nhà trường, theo quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương phápẦ của nhà trường. Đánh giá hạnh kiểm HS cũng có nhiều mức độ: Nhận xét chung; Đánh giá định tắnh theo một số nội dung; Đánh giá định lượng theo các tiêu chắ và cho điểm hoặc đánh giá theo các biểu hiện của hành viẦĐánh giá hạnh kiểm là một thành tố trong các thành tố của quá trình giáo dục đạo đức.
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ đánh giá hạnh kiểm HS