Nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 27)

Trần Kiều (2003) với Nghiên cứu phương thức đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học cơ sở (đề tài cấp Bộ - mã số B-2001-49-23) đã phân tắch tổng hợp được các quan niệm về hạnh kiểm, đánh giá hạnh kiểm, xây dựng các tiêu chắ đánh giá hạnh kiểm. Tác giả đã đưa ra các tình huống cụ thể về đánh giá hạnh kiểm để phân tắch, giải quyết và hoàn thiện một số vấn đề về cơ sở lý luận và phương thức đánh giá hạnh kiểm. Đặc biệt, nghiên cứu này đã phân tắch từ các hệ thống văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT về đánh giá và xếp loại hạnh kiểm HS để đề xuất hệ thống các chỉ số đánh giá hạnh kiểm. Hơn nữa, về mặt lý luận, nghiên cứu này đã trình bày rất kỹ về qui trình đánh giá hạnh kiểm như xác định mục tiêu đánh giá, phương pháp đánh giá, chọn mẫu, xây dựng công cụ đánh giá, tiến hành đánh giá, xử lý số liệu, viết báo cáo và tổng kết công tác đánh giá, xây dựng các biện pháp cải tiến về đánh giá hạnh kiểm của HS [47].

Nguyễn Thị Hoàng Anh (2011) với luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục chuyên ngành Quản lý giáo dục Xây dựng mô hình quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm trong giai đoạn hiện nay đã phân tắch sâu về thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức của sinh viên trong các trường đại học sư phạm. Luận án cũng đã đề xuất mô hình quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên với 8 biện pháp triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam [2].

Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 về quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT. Quy chế này đã đưa ra căn cứ để đánh giá xếp loại hạnh kiểm của HS như biểu hiện cụ thể về thái độ và

hành vi đạo đức; Ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; Ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; Và căn cứ vào kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của HS đối với nội dung dạy học môn GDCD quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành. Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của HS [5].

Có thể nói, Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 là văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GDĐT qui định về việc đánh giá hạnh kiểm HS THPT nói chung và của HS phổ thông nói riêng có sự thay đổi lớn về việc đánh giá hạnh kiểm HS thông qua kết quả môn GDCD. Để bàn luận về vấn đề này, tại Hà Nội năm 2013, Bộ GDĐT đã tổ chức Ộ Hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức Ờ công dân trong giáo dục phổ thông Việt NamỢ. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia như Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Dục Quang, Ngô Đình Xây, Hà Nhật Thăng, Nguyễn Tùng Lâm,Ầ đã đề cập đến những bất cập và khó khăn trong việc sử dụng kết quả môn GDCD vào đánh giá hạnh kiểm HS THPT. Cũng tại hội thảo này, có rất nhiều ý kiến trình bày về chương trình Giáo dục Công dân sau 2015 và những định hướng mới trong việc giáo dục đạo đức và đánh giá hạnh kiểm cho HS THPT.

Qua nghiên cứu, phân tắch, tổng hợp các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT, có thể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT nói chung và HS THPT tại Tp.HCM nói riêng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w