Hình thức và phương pháp đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 42)

Đánh giá hạnh kiểm học sinh là một quá trình, vì vậy hình thức đánh giá gồm đánh giá thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng), đánh giá định kì (học kì) và đánh giá cuối năm. Các hình thức đánh giá nói trên đều cần kết hợp đánh giá định tắnh và định lượng, đánh giá quá trình và đánh giá kết quả cuối cùng, đánh giá từng mặt và đánh giá toàn diệnẦ

Trong công trình Xây dựng chương trình học (Developing The Curriculum, do Nguyễn Kim Dung dịch, tại Chương 12), Peter F. Oliver (2006) đã phân loại mục tiêu đánh giá tình cảm hay thái độ của HS theo các cấp bậc như sau:

1. Tiếp nhận: HS được thể hiện mối quan tâm về sự bất hòa giữa các nhóm bạn

2. Phản hồi: HS tình nguyện làm việc phục vụ cho các yêu cầu của nhà trường, tổ chức Đoàn.

3. Giá trị: HS thể hiện mong muốn có được môi trường tắch cực trong nhà trường.

4. Tổ chức: HS kiểm soát được tắnh khắ của mình khi tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

5. Sự biểu hiện tắnh cách bằng giá trị hay một số giá trị: HS thể hiện và minh họa bằng hành vi của mình một cái nhìn tắch cực với cuộc sống.

Để đánh giá được các kết quả tình cảm, chúng ta phải khuyến khắch học sinh thể hiện các cảm xúc, thái độ của mình và các giá trị về các chủ đề được thảo luận trong lớp. Các thành phần tham gia đánh giá hạnh kiểm cho HS có thể được bao gồm:

- Phương pháp tự đánh giá của mỗi HS theo những tiêu chuẩn và cách thức được hướng dẫn cụ thể;

- Phương pháp đánh giá của nhóm, tập thể HS theo những tiêu chuẩn và cách thức nhất định;

- Phương pháp đánh giá của giáo viên chủ nhiệm (giáo viên phụ trách lớp), cán bộ quản lý HS; Giáo viên dạy bộ môn;

1.Xác định mục đắch đánh giá 4.Mô tả các thông tin cần thiết 5.Lựa chọn và sắp xếp các thông tin đã có

9.Phân tắch và xử lý thông tin

10.Hình thành các nhận định phán xét

11.Làm báo cáo kết quả đánh giá

2.Mô tả đối tượng đánh giá 3.Xác định loại hình đánh giá

6.Lựa chọn phương pháp, công cụ để thu thập thông tin mới

7.Thiết kế công cụ

8.Thu thập thông tin cần thiết

Phương pháp đánh giá hạnh kiểm học sinh rất đa dạng và linh hoạt bao gồm các phương pháp cụ thể quan sát, trao đổi trực tiếp, trò chuyệnẦ Tác giả Trần Kiều (2003) đã đưa ra một số phương pháp đánh giá hạnh kiểm học sinh như: Quan sát; Phát vấn viết; Trắc đạc xã hội; Mạn đàm, phỏng vấn; Nghiên cứu sâu từng trường hợp; Phương pháp chuyên gia; Trắc nghiệm; Thực nghiệm; Giao ước giữa thầy và trò; Phân tắch các sản phẩm hoạt động. Nghiên cứu này cũng phân tắch rõ, các phương pháp liệt kê trên khó mà thực hiện được cùng một lúc trong điều kiện hiện nay bởi một số lý do: GVCN chỉ có 4 tiết/1 tuần; Còn thiếu cơ sở vật chất, phương tiện; Mức độ hiểu biết về đánh giá hạnh kiểm của GV còn hạn chế,ẦChắnh vì vậy, 3 phương pháp mà nhà trường thường hay vận dụng để đánh giá hạnh kiểm hiện nay là: Quan sát; Phân tắch sâu từng trường hợp; Giao ước giữa thầy và trò.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w