- Học sinh vừa là chủ thể đánh giá (bước tự đánh giá) vừa là đối tượng đánh giá (khi được thầy cô đánh giá) Hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT có hiệu
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Để làm cho CBQL, GV, HS thấu hiểu được triết lý đánh giá và quá trình đánh giá diễn ra thuận lợi, điều quan trọng nhất là sự thay đổi nhận thức của CBQL và GV, cần có sự hỗ trợ của các nhóm chuyên gia, được dư luận xă hội ủng hộ và phải có đầy đủ các điều kiện về tinh thần và vật chất nhất định.
- Bản thân CBQL và mỗi GV phải có ý thức tự giác trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đánh giá hạnh kiểm HS THPT cho bản thân.Việc tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ đánh giá hạnh kiểm phải tiến hành thường xuyên trước học kỳ, năm học. Thời gian tập huấn cho CBQL, GV không nhiều nhưng là việc làm rất quan trọng không thể bỏ qua và cần phải được thực hiện thường xuyên.
- Cần phải làm cho HS nhận thức rõ việc đánh giá hạnh kiểm chắnh bản thân mình là giúp cho việc tự hoàn thiện nhân cách của bản thân HS.
- Cung cấp, phổ biến các qui định, qui chế, hướng dẫn, Ầ cho HS về đánh giá hạnh kiểm; nghiên cứu và áp dụng các cách thức tổ chức, phương pháp đánh giá qua các hoạt động; cập nhật những thay đổi trong giáo dục và thực tiễn xã hội để điều chỉnh nội dung đánh giá hạnh kiểm đối với HS.
- Chuẩn bị tâm thế, tâm lắ đánh giá hạnh kiểm cho các đối tượng có liên quan. Quá trình đổi mới đánh giá hạnh kiểm HS THPT liên quan đến nhiều đối
tượng khác nhau, trong đó có ba đối tượng liên quan mật thiết tới quá trình này là CBQL, GV và HS.