1.2.1. Nhân cách
Khái niệm nhân cách được xem xét theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Nguyễn Quang Uẩn, nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tắnh tâm lý của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người [76]. Theo Giáo dục
học, nhân cách bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người. Theo Trần Thị Hương (2014), nhân cách là toàn bộ các đặc điểm tâm sinh lắ của cá nhân được xã hội đánh giá và tạo nên giá trị của cá nhân đó. Tùy theo trình độ phát triển của xã hội mà các đặc điểm của cá nhân được nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Những đặc điểm của cá nhân cũng được đánh giá khác nhau tương ứng với những vai trò khác nhau của họ [33]. Theo tác giả Phạm Minh Hạc, nhân cách là bộ mặt tâm lắ - đạo đức của mỗi người, là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lắ quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của người đó. Mô hình phát triển nhân cách của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa như sau [26]
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ mô tả sự hình thành và phát triển nhân cách
Vòng tròn trong cùng là hạt nhân của nhân cách mỗi con người. Đánh giá mỗi con người, người ta nhấn vào hai mặt chủ yếu: Tài và Đức. Quá trình giáo dục trong nhà trường là quá trình giúp cho mỗi người hình thành dần, phát triển dần theo lứa tuổi cả hai mặt quan trọng này.
Bản thân + Lành mạnh + Ổn định + Tắch cực H àn h vi Tình cảm ĐỨC TÀI
Công việc Ờ sự nghiệp
Môi trường + Tôn trọng + Bảo vệ + Tạo sự cân bằng hài hòa Mọi người + Nhân ái + Hữu nghị + Hợp tác
Vòng tròn 2 (giữa) là chỉ 3 mặt tác động làm nên nhân cách người học. Đó là nhận thức, tình cảm và hành vi. Nếu mọi hoạt động giáo dục không tác động đồng đều lên cả ở mặt này thì nhân cách người học sẽ không phát triển, hình thành một cách bền vững, mà trái lại còn dễ lệch lạc hoặc tác động giáo dục đó trở nên vô ắch, không giúp gì cho việc hình thành nhân cách của người học
Đặc biệt mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường phải dẫn người học đến những lời nói, việc làm cụ thể đúng đắn hơn, tốt đẹp hơn. ỘNhân cách không chỉ được hình thành bởi những điều nghe và nói mà phải hình thành từ chắnh sự nỗ lực hành động của mỗi cá nhânỢ. Tuy nhiên, thực tiễn dạy học trong các nhà trường hiện nay cho thấy việc dạy đạo đức qua giờ giáo dục công dân, giờ sinh hoạt chủ nhiệm còn nặng về lý thuyết, rao giảng, áp đặt. Giáo viên ắt quan tâm đến cảm nhận của HS và thiếu điều kiện để giúp HS nhận thức vấn đề sâu sắc hơn qua hoạt động âm nhạc, biểu diễn, vui chơi, quan sát, trải nghiệm.
Vòng ngoài cùng (vòng 3) là sự biểu hiện của nhân cách. Theo tác giả Phạm Minh Hạc có 4 mặt biểu hiện nhân cách mà những nhà giáo dục cần hướng tới cho người học. Đó là:
+ Đối với bản thân phải có những suy nghĩ lành mạnh, ổn định, tắch cực: Luôn luôn đối diện với bản thân là hoạt động tâm lý bình thường, tự nhiên vốn có của mỗi con người nhưng các nhà giáo dục lại không biết thông qua quy luật này để giúp HS tự trải nghiệm, tự thấu hiểu. Và mỗi người phải biết tự thắng mình trước. Mọi quá trình giáo dục phải đến cái đắch tự giáo dục mới là quan trọng.
+ Đối với mọi người phải làm sao có thái độ tôn trọng, yêu thương, đoàn kết hợp tác, ứng xử với người khác cho đúng đạo lý, hợp chuẩn đạo đức, văn hóaẦ là những phẩm chất không thể thiếu. Nó đòi hỏi mỗi người phải tôn vinh những giá trị của bản thân, của xã hội và phải có những kỹ năng sống, cách ứng xử hợp chuẩn mực. Đây chắnh là ỘHọc để cùng chung sốngỢ của mỗi HS. Giúp HS hình thành các giá trị và có đủ kỹ năng để làm chủ cuộc sống, vượt lên những thách thức, khó khăn là cả quá trình mà mỗi nhà trường, mỗi gia đình phải luôn xem trọng.
+ Công việc và sự nghiệp là một mặt quan trọng khác cần sớm giúp cho HS hoàn thiện. Nếu không chuẩn bị tốt cho HS trong quá trình giáo dục qua lao động và hướng nghiệp, chúng ta không chuẩn bị tốt cho việc đào tạo nguồn nhân lực. Đây là thiếu sót lớn của giáo dục Việt Nam hiện nay. ỘHọc để làmỢ là chuẩn bị tâm thế cho HS trở thành những người lao động cần cù, sáng tạo với đầy đủ trách nhiệm của công dân. Nghĩa là trong mặt rèn luyện này, chúng ta phải thông qua các chương trình giáo dục để giúp cho HS làm việc gì cũng phải có trách nhiệm với bản thân, với mọi người. Biết lao động sáng tạo đạt hiệu quả cao và hết sức linh hoạt, sao cho phù hợp với thực tế môi trường.
+ Đối với môi trường tự nhiên và xã hội, con người không thể tách khỏi môi trường sống tự nhiên xã hội, do đó nhà trường phải sớm hình thành cho HS ý thức biết tôn trọng những quy luật tự nhiên, xã hội và tắch cực tham gia bảo vệ để cùng chung sống và tạo sự cân bằng hài hòa trong môi trường.
Đây chắnh là 4 cái đắch mà mỗi nhà trường phổ thông, mỗi gia đình cần quan tâm và tạo mọi điều kiện để HS hình thành, phát triển nhân cách. Đây cũng chắnh là thước đo sự hoàn thiện nhân cách của mỗi HS.
Như vậy, nhân cách được hiểu như là tập hợp các đặc trưng tâm lý tạo nên diện mạo xã hội của một con người với tư cách chủ thể hoạt động, bao gồm tất cả những phẩm chất, những năng lực mang tắnh xã hội tồn tại và phát triển trong các cá nhân đó, thắch ứng với các chuẩn mực và thang giá trị được xã hội thừa nhận.
Theo quan niệm truyền thống, nhân cách là sự thống nhất giữa phẩm chất và
năng lực của cá nhân bao gồm các phẩm chất về thế giới quan, tư tưởng, chắnh trị, đạo đức, tác phong và các năng lực, sở trường, năng khiếu. Người có nhân cách phải là người thống nhất được hai mặt phẩm chất và năng lực, tức là thống nhất giữa mặt đức và tài.
1.2.2. Đạo đức
Theo Kinh dịch, Đạo theo quan niệm của người xưa là con đường, là năng lực phổ biến điều hành mọi sự mọi sự vận động và biến hóa không ngừng của vạn vật và sự việc quanh ta. Nói một cách khác theo ngôn ngữ của chúng ta ngày nay thì
Đạo là quy luật xảy ra xung quanh ta không tùy thuộc vào ý nguyện cá nhân của bất cứ ai. Đức là hiểu Đạo. Đức là mức độ tập trung của Đạo ở một con người. Nói theo ngôn từ ngày nay Đức là trình độ năng lực nắm vững và vận dụng quy luật. Trình độ đó cao bao nhiêu thì có thể nói Đức dày bấy nhiêu.
Theo Từ điển Tiếng Việt, đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức còn được hiểu là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có[131].
Theo Từ điển Việt Nam (2013), đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người. Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ắch của cộng đồng xã hội. Trong triết học, đạo đức có thể được định nghĩa theo các khắa cạnh sau: với nghĩa hẹp, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ắch và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội. Với nghĩa rộng, đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên [132] .
Theo Chủ nghĩa Mác thì đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trong đời sống tinh thần của con người nghĩa. Về lý luận nó là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội. Đạo đức tồn tại trong mọi ý thức, hoạt động giao lưu, trong toàn bộ hoạt động sống của con người. Xét từ góc độ xã hội, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh (hoặc chi phối) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên với xã hội, giữa con người với nhau và với chắnh bản thân mình.
Xét từ góc độ cá nhân, đạo đức chắnh là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chắ, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải ý thức được ý nghĩa, mục đắch hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Theo sách giáo khoa môn GDCD lớp 10, đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ắch của cộng đồng của xã hội. Ngoài ra, đối với mỗi cá nhân, ý thức và hành vi đạo đức mang tắnh tự giác, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu bên trong; đồng thời chịu tác động của xã hội, sự kiểm tra của những người xung quanh. Từ đó, con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ắch, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên và xã hội. Đạo đức xã hội bao gồm ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.
Theo Phạm Khắc Chương và Hà Nhật Thăng (2001) khái niệm đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ nó mà con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ắch, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội[
Qua các phân tắch về đạo đức, tác giả luận án quan niệm đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ắch của cộng đồng của xã hội.