- Hoạt động định hướng: Thông qua các hoạt động phát triển bản thân phù hợp với năng lực, đặc điểm và sở thắch của mình, HS sẽ tìm hiểu và lên kế hoạch
c. Phân tắch kết quả bài kiểm tra để chọn ra nhóm thực nghiệm.
Chọn 2 trường, mỗi trường tham gia từ 30-40 người, kết quả như sau
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát thực nghiệm đo trình độ đầu vào
Tên trường THPT
Số người
tham gia Tỷ lệ % kết quả kiểm tra
Ghi chú Yếu < 5 đ TB 5-6 đ Khá 7-8 đ Giỏi 9-10 đ 1. Lương Thế Vinh 34 00 65,1 34,9 00 2. Trần Khai Nguyên 43 00 71,9 28,1 00 Tổng số người 77 00 53 24
Qua Bảng 3.3 cho thấy: Kết quả đo đầu vào của đối tượng tham gia thực nghiệm cho thấy số học viên chưa được đào tạo bồi dưỡng và tập huấn về đánh giá hạnh kiểm HS phổ thông có kết quả làm bài chỉ đạt ở mức trung bình là 53 người (chiểm 68,83%). Số học viên đạt khá, giỏi là 24 người (chiếm 31,17%). Điều này chứng tỏ rằng việc đào tạo, bồi dưỡng đóng vai trò rất quan trọng và không thể
thiếu được quá trình thực hiện việc đánh giá nói chung và đánh giá hạnh kiểm nói riêng.
- Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức của CBQL, GV về hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT tại thời điểm trước thực nghiệm là có sự tương đồng về số lượng và tỷ lệ. Sự sai lệnh không nhiều đối với mỗi đối tượng và mỗi nội dung khảo sát, điều này đảm bảo được việc đồng đều trong thực nghiệm trước khi thực nghiệm.
- Như vậy đã hình thành được nhóm thực nghiệm với tổng số 53 người có trình độ trung bình tương đương nhau.
3.4.3.2. Giai đoạn 2: Thực nghiệm hình thành (đo quá trình)
a. Mục tiêu
- Cùng việc cung cấp cho học viên nhóm thực nghiệm những kiến thức cơ bản của nội dung chuyên đề về đánh giá hạnh kiểm cho HS, luyện cho học viên nhóm này kỹ năng sử dụng phương pháp thu thập, phân tắch và xử lý tình huống trong quá trình đánh giá hạnh kiểm, sử dụng kết quả đánh giá để đưa ra những biện pháp phù hợp giáo dục đạo đức cho HS.
- Tiến hành thực nghiệm tác động với nhóm thực nghiệm theo nội dung thực nghiệm đã trình bày ở trên.
- Đánh giá kết quả nhận thức CBQL, GV trong hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT nhóm thực nghiệm sau quá trình tác động và so sánh với nhận thức của họ trước khi tác động.
b) Mô tả cách làm và tiêu chắ đánh giá
- Thống nhất, chọn bài tập 2,3,4 trong chương trình bồi dưỡng để hướng dẫn thực hành.
- Thực nghiệm dạy theo chương trình mới do cán bộ Sở GDĐT có chuyên môn về đánh giá tiến hành thực hiện. Nội dung chuyên đề, kế hoạch thực hiện chuyên đề thực hiện tại các trường THPT được chọn theo danh sách
- Kết thúc 30 tiết, cả nhóm thực nghiệm đều làm chung các bài kiểm tra: + Bài kiểm tra lý thuyết 60 phút.
+ Bài kiểm tra thực hành: cùng thực hiện bài tập 3,4,5.
- Tiêu chắ đánh giá:
+ Bài lý thuyết: theo thang điểm 10 và thời gian hoàn thành.
+ Bài thực hành: theo thang điểm 10, theo số lượng bài tập hoàn thành và thời gian hoàn thành.