Biện pháp 5 Tổ chức, chỉ đạo xây dựng thang đo đánh giá hạnh kiểm HS THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 119 - 121)

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng

3.2.5.Biện pháp 5 Tổ chức, chỉ đạo xây dựng thang đo đánh giá hạnh kiểm HS THPT

Bảng 3.2. Nội dung đánh giá hạnh kiểm HS THPT Tp.HCM

Nội dung đánh giá theo qui định của Bộ GDĐT

Đề xuất mới của tác giả luận án

1. Hoàn thành đầy đủ, nghiêm túc nhiệm vụ học tập theo chương trình, có ý thức vươn lên.

1. Hoàn thành đầy đầy đủ, sáng tạo nhiệm vụ học tập theo chương trình; Có ý thức tự học, tự nghiên cứu và vươn lên trong học tập.

2. Chấp hành tốt luật pháp, nội quy của nhà trường.

GIỮ NGUYÊN

3. Tắch cực rèn luyện thân thể. 3. Tắch cực rèn luyện thân thể và các kỹ năng sống.

4. Giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. 4. Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản của nhà trường 5. Tắch cực hưởng ứng và tham gia các

hoạt động xã hội, các phong trào thi đua, các hoạt động ngoại khóa.

5. Tắch cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động xã hội, phong trào thi đuaỢ Trường học thân thiện, học sinh tắch cựcỢ, các hoạt động ngoại khóa. 6. Trung thực trong học tập, trong cuộc

sống.

GIỮ NGUYÊN

7. Có ý thức tập thể, giúp đỡ người khác. GIỮ NGUYÊN

8. Kắnh trọng cha mẹ, thầy cô, nhân viên nhà trường.

GIỮ NGUYÊN

9. Tôn trọng, đoàn kết và giúp đỡ bạn bè. GIỮ NGUYÊN

10. Bảo vệ và phát huy truyền thống nhà trường.

GIỮ NGUYÊN

11. Kết quả môn GDCD 11. Kết quả của các hoạt động giáo

dục trải nghiệm.

3.2.5. Biện pháp 5. Tổ chức, chỉ đạo xây dựng thang đo đánh giá hạnh kiểmHS THPT HS THPT

Từ các nội dung đánh giá hạnh kiểm HS THPT trên cơ sở các tiêu chắ qui định của Bộ GDĐT ban hành theo TT58 và bổ sung các tiêu chắ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại Tp.HCM, biện pháp tổ chức, chỉ đạo xây dựng thang đo đánh giá hạnh kiểm HS THPT nhằm mục đắch cụ thể hóa hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh THPT, tạo căn cứ, điều kiện dẽ dàng cho các trường tổ chức đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS một cách thuận lợi, tạo ra kết quả đánh giá khách quan công bằng cho HS.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Giám đốc Sở GDĐT chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng thang đo đánh giá hạnh kiểm HS THPT

- Đổi mới cách đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh theo 5 mức: Xuất sắc, tốt, khá, TB, yếu cùng kết hợp với việc cho cho điểm và thang tổng điểm là 100.

- Xây dựng hệ thống các hành vi được cộng điểm và các hành vi bị trừ điểm

+ Loại Xuất sắc: Được tắnh từ 90 điểm trở lên (thực hiện tốt các nội dung 1,2,3,4,5,6,7,8,9, 10)

+ Loại tốt: Được tắnh từ 80-89 điểm (thực hiện tốt các nội dung 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 đôi khi có thiếu sót nhỏ nhưng sửa chữa ngay khi giáo viên và các bạn góp ý)

+ Loại khá: Được tắnh từ 70-79 điểm (có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các nội dung 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11)

Được tắnh từ 60 - 69 (có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các nội dung 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu sửa chữa) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Loại trung bình: Được tắnh từ 50-59 (có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các nội dung 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm)

+ Loại yếu:Được tắnh từ 40-49 điểm, vi phạm một trong các lỗi sau:

a. Có sai phạm lớn hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện các nội dung 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10, 11, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa.

b. Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường.

d. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xă hội.

Được tắnh dưới 40 điểm: sai phạm nghiêm trọng là lặp lại nhiều lần các lỗi sau:

a. Có sai phạm lớn hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện các nội dung 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10, 11 được giáo dục nhưng chưa sữa chữa.

b. Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường.

c. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử.

d. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 119 - 121)