Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho CBQL, GV, Giám thị trường THPT cần phải dựa vào kế hoạch năm học của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và dựa vào tình hình thực tế của từng trường THPT về trình độ chuyên môn của đội ngũ trong lĩnh vực đánh giá hạnh kiểm HS THPT.
Kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ được thể hiện ở nhiều loại khác nhau: Kế hoạch thực hiện trong nhiều năm; Kế hoạch cụ thể thực hiện trong từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần,Ầ Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hoặc bồi dưỡng định kỳ. Trong kế hoạch bồi dưỡng cần xác định việc nâng cao năng lực đánh giá hạnh kiểm HS THPT là nhiệm vụ thường xuyên của CBQL, GV.
- Tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
Giám đốc Sở GDĐT phân công phân nhiệm cụ thể cho các phòng chuyên môn ở Sở GDĐT và hiệu trưởng các trường THPT. Hiệu trưởng phân công công việc cho từng thành viên, từng nhóm chuyên môn đảm đương và chịu trách nhiệm trong từng thành viên, từng nhóm chuyên môn đảm đương và chịu trách nhiệm trong từng phần việc cụ thể để thực hiện kế hoạch đề ra. Các nội dung cụ thể phải tổ chức thực hiện gồm:
- Tổ chức khảo sát trình độ của CBQL, GV về đánh giá hạnh kiểm HS THPT. Sau khi khảo sát, kiểm tra phải phân loại từng nhóm đối tượng CBQL, GV theo từng trình độ, để tên cơ sở đó có nội dung, hình thức bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng phù hợp.
Cách thức 1: Lựa chọn mỗi trường từ 2 đến 3 người để tổ chức tập huấn chung trong cả thành phố; Cách thức 2: Bồi dưỡng trực tiếp đến từng trường THPT.
- Kinh phắ tập huấn: chi theo quy định; Báo cáo viên: Cán bộ trường CBQLGD; Chuyên gia cấp Bộ, cấp Sở hoặc các chuyên gia từ các trường đại học; Thời gian tập huấn: Thường xuyên trong năm hoặc bồi dưỡng hè.