Đặc điểm sinh lý, tâm lý học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 56)

Mười lăm đến mười tám tuổi là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con người đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh. Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao đã chậm lại, các em gái đạt được sự tăng trưởng của mình trung bình vào khoảng tuổi 16, 17 (+ 13 tháng), các em trai khoảng tuổi 17, 18 (+ 10 tháng). Các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường. Cơ bắp, sức lực phát triển mạnh mẽ dễ đạt những thành tắch trong thể thao. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng não phát triển. Đây là thời kỳ trưởng thành về giới tắnh. Đa số các em vượt qua thời kỳ phát

dục, những khủng hoảng tuổi dậy thì chấm dứt để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn, xét trên các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển khác của cơ thể về chất.

Ở lứa tuổi này, chất lượng các rung động trở nên phong phú hơn nhiều. Đi đôi với các đặc điểm đó là khả năng tự kiềm chế, tự điều chỉnh xúc cảm và hành vi của các em cũng được hình thành. Các em ngày càng nhạy cảm với những yếu tố mới và cởi mở hơn, được thể hiện ở chỗ các em bắt đầu có những rung động sâu sắc với các quan hệ trong gia đình, trong nhà trường và đặc biệt là rất nhạy cảm với những rung cảm của người khác. Trong giai đoạn này, thế giới tình cảm của các em cũng phát triển mạnh mẽ. Nó rất phong phú và đa dạng bao gồm: Tình cảm thẩm mỹ, tình cảm lao động, tình cảm đạo đức, tình cảm trắ tuệ, tình cảm mang tắnh thế giới quanẦ Song nổi bật lên ở lứa tuổi này là quan hệ tình cảm gia đình, tình bạn và ở một số em đã xuất hiện tình yêu lứa đôi. Mối quan hệ với bạn bè có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh THPT. Thông qua bạn bè, các em tiếp thu cuộc sống xã hội, biết đến các giá trị mới như sự bình đẳng, sự chấp nhận, chia sẻ và quan tâm đến các chuẩn mực xã hội và vai trò của bản thân. Mối quan hệ với cha mẹ, với gia đình ở lứa tuổi này cũng có nhiều thay đổi. Các em dần dần thể hiện sự bình đẳng và tự lập hơn. Sự tự lập được thể hiện ở trên cả ba mặt tình cảm, nhận thức và hành vi. Mối quan hệ này phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Theo các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi này thì đây là lứa tuổi có nhiều xung đột nhất. Sở dĩ có sự xung đột này do nhiều nguyên nhân. Trong đó sự không nhất quán giữa phát triển thể chất với cương vị xã hội của các em đã tạo ra sự căng thẳng trong các em. Ở giai đoạn cuối tuổi vị thành niên, các em thường đã phát triển đầy đủ phẩm chất và thể lực của người lớn, thế nhưng theo nhiều cách khác nhau lại bị ứng xử như một đứa trẻ.

Tác giả Nguyễn Thị Mai Lan (2008) có công trình nghiên cứu về tự ý thức của học sinh THPT. Tác giả đã khảo sát và phân tắch số liệu để cho thấy phần lớn học sinh THPT đều mong muốn được khẳng định cái tôi của mình trong quan hệ với bố mẹ những người thân trong gia đình. Ở lứa tuổi này, tự ý thức và nhu cầu độc lập phát triển mạnh mẽ, do đó các em bắt đầu nhận thức được quyền của mình

trong việc sử dụng thời gian, cách thức học tập, tự mình chăm sóc cuộc sống của bản thân, trong việc chọn bạn và thể hiện quan điểm riêng của mình về tình yêuẦ Nghiên cứu này cũng cho thấy, phần lớn các em đều mong muốn được khẳng định quan điểm riêng của mình trong vấn đề học tập, sinh hoạt hàng ngày, việc chọn bạn, và quan điểm về tình yêu. Tuy nhiên, ở học sinh THPT những mong muốn được khẳng định vị thế của các em trong gia đình thường hướng vào những mong muốn sau: ỘTự mình quyết định cách sử dụng thời gian và cách thức học tậpỢ chiếm 59,6%; Có 53,3% học sinh THPT mong muốn Ộtự mình chăm sóc cuộc sống của bản thân (ăn, mặc, sinh hoạt, chăm sóc sức khoẻ, dọn dẹp phòng của mìnhẦ)Ợ; Có 55,1% học sinh THPT Ộmuốn khẳng định quan điểm riêng về tình bạn và tình yêuỢ và có 48,9% học sinh THPT muốn được Ộtự mình quyết định việc lựa chọn các quan hệ với bạn bèỢ. Tuy vậy, Ộmong muốn khẳng định quan điểm riêng của mình về xã hội và cuộc sốngỢ chỉ có một tỷ lệ tương đối ắt học sinh lựa chọn (25,6%). Cùng với sự phát triển mạnh về cái tôi, học sinh THPT rất dễ bị kắch động, lôi kéo, luôn muốn chứng tỏ mình là người lớn nhưng hành động nhiều khi mang tắnh trẻ con. Cũng ở tuổi này các em quan tâm nhiều đến hình ảnh về thân thể, đây là thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn. Một số em có cảm giác lo lắng, bất an về một bộ phận nào đó trên cơ thể phát triển không được cân đối hoặc cảm thấy cơ thể mình nhỏ bé hơn so với bạn cùng trang lứa.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w