Thực trạng về đội ngũ tham gia vào quá trình đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 96 - 101)

- Đội ngũ giám thị, cán bộ tư vấn học đường tham gia vào quá trình

b. Tại THPT Trần Khai Nguyên

2.4.4. Thực trạng về đội ngũ tham gia vào quá trình đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông

sinh trung học phổ thông

Trong nhà trường THPT hiện nay, ngoài lực lượng chắnh là GVCN, GVBM tham gia vào quá trình nhận xét và đánh giá hạnh kiểm HS THPT thì còn có đội ngũ giám thị, cán bộ tư vấn học đường. GVCN, GVBM là những người tốt nghiệp đại học sư phạm, có trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm hiểu biết tâm lý học sinh THPT, và được quy định chức năng, vị trắ việc làm rất rõ trong nhà trường. Chỉ có lực lượng thầy cô là giám thị và thầy cô làm công tác tư vấn học đường trong nhà trường tham gia vào quá trình đánh giá hạnh kiểm HS là chưa có quy định cụ thể. Chắnh vì vậy việc khảo sát, tìm hiểu thực trạng sâu về tình hình đội ngũ giám thị và cán bộ tư vấn học đường là chủ yếu. Bởi lẽ, hầu hết lực lượng giám thị và cán bộ tư vấn học đường đều chưa được ổn định trong nhà trường từ chức danh, vị trắ việc làm, trình độ,.. Dưới đây là kết quả thực trạng của đội ngũ giám thị và cán bộ tư vấn học đường.

2.4.3.1. Tình hình đội ngũ giám thị

Giám thị là tên gọi của người giữ vai trò phụ trách về kỷ luật, nề nếp của học sinh. Tùy theo từng trường tên gọi này có thể khác nhau, một số trường THPT ngoài công lập đặt tên là quản sinh, quản nhiệm,ẦTuy nhiên, ở hầu hết các trường THPT công lập tại Tp.HCM đều có tên gọi là giám thị.

Đội ngũ giám thị phụ trách về kỉ luật của HS, tham gia vào quá trình đưa ra nhận xét và đánh giá hạnh kiểm HS. Tuy không trực tiếp đảm nhận công tác giáo

dục đạo đức HS nhưng giám thị đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì nề nếp của nhà trường, góp phần rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ các qui định nhà trường của HS. Giám thị chắnh là Ộkhắc tinhỢ của những HS lêu lổng, trốn học, không chuyên cần, quậy phá...Những người làm công tác này chắnh là người nắm giữ bộ mặt của nhà trường. Nhìn vào cách thức làm việc của đội ngũ giám thị, người ta có thể biết được phần nào ý thức kỷ cương nề nếp HS, bởi hơn ai hết trong trường họ chắnh là những người theo sát hoạt động của HS nhiều nhất.

Quản lý nhà nước về giám thị trong trường THPT hiện nay, trong Điều lệ trường THPT không có chức danh giám thị, không có vị trắ việc làm và định biên cho công việc giám thị. Riêng đối với Tp.HCM, Sở GDĐT đã có văn bản gửi UBND Tp.HCM về việc xin định biên cho chức danh giám thị trong trường THPT từ năm 2008, mỗi trường học được tuyển giám thị theo định biên từ đầu năm học. Văn bản quy định rõ về trình độ phải là cử nhân sư phạm. Mỗi trường được định biên bao nhiêu giám thị phụ thuộc vào quy mô của trường THPT đó; Số giờ giám thị làm việc trong nhà trường, và chức năng nhiệm vụ của giám thị trong trường học. Về lý thuyết, người được phân công làm giám thị phải là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tắn với đồng nghiệp, với HS và cha mẹ HS, có năng lực chuyên môn và năng lực quản lý điều hành, biết làm công tác tư vấn tâm lý cho HS... nói chung là phải nổi trội về mọi mặt so với các đồng nghiệp khác trong trường.

Để khảo sát thực tế về tình hình thực tế của giám thị chúng tôi đã tổ chức thống kê, phân tắch dữ liệu tại 102 trường THPT công lập tại Tp.HCM, cho kết quả như sau:

Bảng 2.17. Tình hình đội ngũ giám thị trong các trường THPT

(Số liệu khảo sát năm học 2014-2015)

Tổng số giám thị Tỷ lệ chuyên trách TB thâm niên công tác về giám thị Trình độ Đại học, Cao đẳng Trung cấp, THPT Có chứng chỉ sư phạm 469 50% 3,8 năm 77% 23% 62%

Phân tắch Bảng 2.17 và khảo sát thực tế cho thấy:

VềỘSố giám thị trong các trường THPTỢ, tất cả các trường THPT đều có giám thị. Với tổng số 469 giám thị. Trung bình mỗi trường đều có từ 3 đến 4 giám thị. Giám thị được phân theo khối lớp 10,11,12. Có trường còn có cả chức danh tổng giám thị, hay còn gọi là tổ trưởng tổ giám thị như THPT Lương Thế Vinh, THPT Marie, THPT Hùng Vương,ẦMột số các trường có giám thị định biên, hưởng lương giáo viên. Một trường có giám thị làm việc theo dạng hợp đồng với nhà trường.

VềTỷ lệ giám thị chuyên tráchỢ, chỉ có 50% giám thị làm công tác chuyên trách còn lại 50% các thầy cô làm công tác giám thị đều là kiêm nhiệm. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, tác giả luận án đã trực tiếp khảo sát các trường có giáo viên làm giám thị kiêm nhiệm, cho thấy các thầy cô làm công tác giám thị kiêm nhiệm đều là những giáo viên có tiết dạy chưa đủ chuẩn, hay vừa giữ phòng thiết bị vừa làm giám thị. Ngoài ra, còn có trường hợp giáo viên vừa nghỉ thai sản, chưa bố trắ lớp dạy thì cho làm giám thị,ẦCũng có trường hợp giáo viên bị vi phạm kỷ luật lại được hiệu trưởng phân công làm giám thị coi như đó một hình phạt!

Về ỘThâm niên công tácỢ, trung bình thâm niên công tác của giám thị là 3,8 năm. Như vậy, cho thấy đội ngũ giám thị thiếu sự ổn định trong trường THPT. Việc thay đổi, giám thị trong trường thường xảy ra đối với các trường vùng ven, trường mới xây dựng, trường có nhiều HS vi phạm kỉ luật. Tuy nhiên, vẫn có trường đội ngũ giám thị ổn định và có thâm niên trên 10 năm như THPT Mạc Đỉnh Chi, THPT Lê Quý Đôn, THPT Lương Văn Can,Ầ

Về ỘTrình độ chuyên mônỢ, có 77% là trình độ đại học, cao đẳng và 23% là trình độ trung cấp và THPT. Đặc biệt là chỉ có 62% có học nghiệp vụ sư phạm. Điều này cho thấy hầu hết đội ngũ giám thị chưa đủ trình độ chuyên môn sư phạm cũng như chuyên môn về đánh giá hạnh kiểm để tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cũng như đánh giá hạnh kiểm HS.

2.4.3.2. Về tình hình đội ngũ giáo viên tư vấn học đường

Từ năm 2005, Bộ GDĐT đã ban hành công văn số 9971/BGD&ĐT Ờ HSSV về triển khai công tác tư vấn cho học sinh sinh viên, trong đó có hướng dẫn về các nội dung tư vấn. Từ đó đến nay, Bộ tiếp tục ban hành nhiều văn bản pháp quy, đề cập đến hoạt động tư vấn tâm lý. UBND Tp.HCM cũng có văn bản 5344/UBND- VX ngày 22 tháng 8 năm 2008 về định biên giáo viên tư vấn học đường. Từ năm học 2008 - 2009 Sở GDĐT đã chỉ đạo các đơn vị bố trắ giáo viên tư vấn chuyên trách trong trường học.

Để khảo sát thực tế về tình hình thực tế của giáo viên tư vấn chúng tôi đã tổ chức thống kê, phân tắch dữ liệu tại 102 trường THPT công lập tại Tp.HCM, cho kết quả như sau:

Bảng 2.18. Tình hình đội ngũ giáo viên tư vấn trong các trường THPT

(Số liệu khảo sát năm học 2014-2015)

Tổng số giáo viên tư

vấn Tỷ lệ chuyên trách TB thâm niên công tác về tư vấn Trình độ Đại học, Cao đẳng Chuyên ngành tâm lý học giáo dục Có chứng chỉ sư phạm 114 26% 2,9 năm 100% 23% 82%

Qua bảng 2.18 và khảo sát thực tế cho thấy:

Vềsố giáo viên tư vấnỢ, có 114 GV tư vấn trên tổng số 102 trường. Như vậy trung bình đều có 1 GV tư vấn. Tuy nhiên, có trường vẫn có 2 giáo viên tư vấn như THPT Marie Curie có 2 giáo viên tư vấn đều được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ. Thực tế lực lượng giáo viên tư vấn chuyên trách của các trường còn rất ắt, chỉ có 26%. Một số trường đã bố trắ giáo viên thắch hợp để kiêm nhiệm hoặc mời giáo viên đã nghỉ hưu phù hợp với công tác tư vấn để hợp đồng làm giáo viên tư vấn. Bên cạnh đó, Sở GDĐT đã có quyết định ban hành quy định tạm thời về công tác tư vấn trường học, Sở GDĐT cũng có lưu ý các đơn vị về chức danh Ộgiáo viênỢ của các giáo viên tư vấn theo văn bản của UBND thành phố, tránh việc một số đơn vị đưa vào ngạch và bố trắ công tác như nhân viên.

Về ỘTrình độ chuyên môn giáo viên tư vấnỢ, chỉ có 23% giáo viên tư vấn được đào tạo đúng chuyên môn và chỉ có 62% có học nghiệp vụ sư phạm. Có 2 nguyên nhân cơ bản: Một là, lực lượng giáo viên có chuyên môn về tâm lý giáo dục còn ắt, chưa đáp ứng nhu cầu của các trường do nguồn đào tạo từ các trường đại học Sư phạm chưa cung ứng ứng đủ; Hai là, Sở Nội Vụ chưa xác định vị trắ việc làm dẫn đến các chế độ đãi ngộ, lương, chế độ làm việc của các trường chưa thu hút được lực lượng có chuyên môn và nghiệp vụ tư vấn.

VềCơ sở vật chất Ờ kinh phắ cho hoạt động tư vấn học đườngỢ Qua khảo sát thực tế tại trường cho thấy, đa số các phòng tư vấn được đặt thành góc tư vấn, ghép chung với phòng y tế hoặc văn phòng Đoàn Ờ Đội. Bên cạnh đó, các trường hầu hết đều có hộp thư tư vấn (một số trường gọi là hộp thư ỘĐiều em muốn nóiỢ), bảng tin tư vấn, sổ tư vấn,Ầ Tuy nhiên, các trang bị khác như điện thoại (kết nối 2 chiều), máy vi tắnh có nối mạng internet, các tài liệu tư vấn, tranh ảnh minh họa,.. còn chưa được các trường trang bị đầy đủ. Trong tình hình chung khó khăn về kinh phắ, một số trường đã chủ động vận động nguồn lực từ phụ huynh, các mạnh thường quân để hỗ trợ công tác tư vấn.

Qua khảo sát, phân tắch thực tế, luận án đã rút ra nhận xét chung về công tác tư vấn học đường như sau:

Công tác tư vấn trường học là một hoạt động rất cần thiết, có ý nghĩa chủ động và góp phần giải quyết hiệu quả các khó khăn trong đời sống tâm lý của học sinh đồng thời cũng giúp phòng ngừa kịp thời những tác động tiêu cực có thể gây bất ổn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và học tập của học sinh; Góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua ỘXây dựng trường học thân thiện, học sinh tắch cựcỢ, xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, vui tươi, chất lượng và đảm bảo an ninh trường học. Công tác tư vấn trường học giúp hỗ trợ và can thiệp đối với những học sinh đang gặp phải những khó khăn trong đời sống tâm lý. Bao gồm những khó khăn về xúc cảm, tình cảm, tâm lý, tinh thần trong đời sống hàng ngày, trong hành vi ứng xử, quan hệ bạn bè, thầy cô, gia đình, trong học tập, định hướng nghề nghiệpẦ Qua đó, giúp học sinh tìm được hướng giải quyết phù hợp và giúp ổn định đời sống tâm lý để có thể đạt được phát triển cao nhất và hiệu quả nhất trong suốt quá trình học tập tại trường. Những trường thực hiện tốt công tác tư vấn đều cho thấy sự tiến bộ của học sinh trong học tập, sinh hoạt, không vi phạm nội quy kỉ luật, phụ huynh yên tâm hơn khi gửi con em cho nhà trường.

Tuy nhiên, công tác tư vấn học đường còn thiếu hành lang pháp lý quy định về công tác tư vấn trường học từ cấp trung ương đến địa phương. Các chế độ, chắnh sách dành cho giáo viên tư vấn chưa cao, chưa thu hút được lực lượng có chuyên môn, nghiệp vụ và cũng chưa được các đơn vị thực hiện đầy đủ. Đội ngũ giáo viên tư vấn chưa đủ, chưa đúng chuyên môn và chưa được đào tạo bài bản. Tổng số giáo viên tư vấn chuyên trách so với những năm trước tăng rất nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu công việc. Một số đơn vị chưa thật sự quan tâm và cũng chưa hiểu rõ các quy định về công tác tư vấn trường học nên việc thực hiện còn mang tắnh đối phó. Có trường phân công giáo viên tư vấn làm công tác giám thị nên nhiều học sinh không thấy gần gũi, không tâm sự, chia sẻ được giáo viên tư vấn, hiệu quả công việc không đạt.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w