1.3.5.1. Quy trình đánh giá kết quả của học sinh trong giáo dục phổ thông
Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc trong cuốn ỘCơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của HS phổ thôngỢ [36] có đưa ra một quy trình đánh giá giáo dục chi tiết như sau:
Sơ đồ 1.4. Quy trình đánh giá giáo dục chi tiết
Quy trình chi tiết này đã đưa ra 11 bước, diễn giải các bước trong sơ đồ như sau: - Bước 1. Xác định mục đắch đánh giá.
- Bước 2. Mô tả đối tượng đánh giá. - Bước 3. Xác định các loại hình đánh giá. - Bước 4. Mô tả các thông tin cần thiết
- Bước 5. Lựa chọn, sắp xếp các thông tin đã có.
- Bước 6. Lựa chọn phương pháp, công cụ để thu thập thông tin mới - Bước 7. Thiết kế công cụ.
- Bước 8. Thu thập thông tin cần thiết. - Bước 9. Phân tắch và xử lý thông tin.
- Bước 10. Hình thành các nhận định, phán xét. - Bước 11. Làm báo cáo kết quả đánh giá.
Đây là sơ đồ dùng cho hoạt động đánh giá nói chung, riêng đối với đánh giá trong quản lý giáo dục nên có một số điều chỉnh như dưới đây cho phù hợp với đặc trưng của hoạt động quản lý:
+ Bước 4: "Mô tả các thông tin cần thiết" cần sửa là "Xác định nội dung cần đánh giá" để tăng tắnh chắnh xác và tránh hiểu lầm với thông tin ở bước 5.
+ Bước 8: "Thu thập thông tin" cần viết lại là Ộtiến hành đánh giáỢ, cho rõ ràng hơn.
+ Bước 10: "Hình thành các nhận định phán xét" là bước làm không cần thiết, vì khi phân tắch, xử lý số liệu, chuyên gia đã phải có các nhận định, phán xét đưa ra kèm theo các số liệu phân tắch, nó thuộc về bước 9.
1.3.5.2. Quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông
Theo tác giả Trần Kiều (2005), quy trình đánh giá hạnh kiểm HS THPT như sau [49]
3.Xác định phương pháp đánh giá 1. Xác định mục tiêu 2.Chuẩn bị về tổ chức 4.Tiến hành đánh giá Chọn mẫu Xây dựng bộ công cụ Tiến hành đánh giá Xử lý số liệu Viết báo cáo
5.Phản hồi kết quả đánh giá và dự kiến biện pháp cải tiến 6.Tổng kết công tác đánh giá và xây dựng ngân hàng câu hỏi
Sơ đồ 1.5. Quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh phổ thông
Diễn giải sơ đồ 1.5, quy trình đánh giá này có 6 bước cơ bản sau: - Bước 1: Xác định mục tiêu cần đánh giá.
- Bước 2: Chuẩn bị về tổ chức.
- Bước 3. Xác định phương pháp đánh giá.
- Bước 4: Tiến hành đánh giá. Trong bước này có các hoạt động sau: Chọn mẫu; Xây dựng công cụ; Tiến hành đánh giá; Xử lý số liệu; Viết báo cáo.
- Bước 5: Phản hồi kết quả đánh giá và dự kiến biện pháp cải tiến. - Bước 6: Tổng kết công tác đánh giá và xây dựng ngân hàng câu hỏi.
Theo tác giả Trần Bá Hoành [31], cách thức đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở trường THPT được thực hiện theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tổ chức quá trình giáo dục học sinh trước khi đánh giá xếp loại Nội dung của giai đoạn này gồm: Đầu năm học, nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt việc học tập nhiệm vụ năm học, nội qui nhà trườn; Nắm vững tình hình xếp loại hạnh kiểm ở năm học trước, sơ bộ phân loại đối tượng, phân tắch những ưu, khuyết điểm, từ đó định ra phương pháp giáo dục thắch hợp với từng học sinh; Tổ chức tốt quá trình giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục cụ thể, đồng thời phát huy tắnh tự giác, tắch cực tự giáo dục, rèn luyện của học sinh; tổ chức, hướng dẫn, động viên khuyến khắch sự vươn lên của học sinh; thường xuyên theo dõi, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để có biện pháp phát hiện, ngăn ngừa, loại bỏ những hành vi, thói quen xấuẦ; Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thống nhất mục tiêu, nội dung và các biện pháp giáo dục hạnh kiểm, đạo dức cho học sinh.
Giai đoạn 2: Thực hiện đánh giá hạnh kiểm học sinh
Nội dung của giai đoạn này gồm vận dụng đúng đắn và phù hợp các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh; Thực hiện qui trình đánh giá xếp loại hạnh kiếm học sinh định kì. Quy trình đánh giá hạnh kiểm HS THPT định kì thường được vận dụng linh hoạt ở các trường THPT cụ thể.
TT58 của Bộ GDĐT không quy định quy trình đánh giá hạnh kiểm HS. Chắnh vì vậy, hầu hết các trường THPT tại Tp.HCM ngoài việc đánh giá hạnh kiểm HS định kỳ (theo tuần, tháng, học kỳ, năm học) nhà trường còn tổ chức đánh giá,
Sở GDĐT
Chỉ đạo, ban hành các chủ trương và chắnh sách về giáo dục đạo đức và đánh giá hạnh kiểm HS THPT
Hiệu trưởng THPT
Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thực hiện mục đắch, nội dung, tiêu chắ, quy trình, phương pháp đánh giá hạnh kiểm HS THPT
Giáo viên chủ nhiệm
Tham gia vào quá trình giáo dục và đánh giá hạnh kiểm HS THPT
Giáo viên bộ môn
Tham gia vào quá trình giáo dục và đánh giá hạnh kiểm HS THPT
Giám thị và các bộ phận liên quan
Tham gia vào quá trình giáo dục và đánh giá hạnh kiểm HS THPT
xem xét hạnh kiểm HS khi xảy ra những vi phạm nghiêm trọng. Lúc này, quy trình đánh giá diễn ra như sau:
1.Xác định sự việc 2.Xử lý thông tin 3.Phân tắch đối chiếu (với
các quy định) 4.Tiến hành đánh giá 5.Kết luận.
Sơ đồ 1.6. Quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh THPT theo tình hình cụ thể
Như vậy, các sơ đồ nêu trên đã đưa ra một số quy trình đánh giá giáo dục nói chung cũng như quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường THPT nói riêng. Các quy trình này dù diễn đạt chi tiết có thể khác nhau nhưng đã đảm bảo được các bước cơ bản của một quy trình đánh giá. Tuy nhiên, quy trình nào cũng có những ưu điểm và những hạn chế nhất định, nếu phù hợp với đánh giá tiêu chuẩn hóa quy mô lớn thì sẽ khó phù hợp với đánh giá trên lớp học. Do đó, khi xây dựng quy trình, cần xác định rõ quy trình đánh giá này sử dụng cho mục đắch đánh giá nào, đối tượng nào, tình huống nào.