Chỉ đạo hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51 - 52)

Chỉ đạo bao hàm việc định hướng và lôi cuốn mọi thành viên của tổ chức thông qua việc liên kết, liên hệ với người khác và khuyến khắch, động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Chức năng này, trong thực tiễn quản lý luôn tác động sâu sắc đến các chức năng khác và tham gia vào quá trình điều hòa, điều chỉnh các hoạt động của tổ chức trong quá trình quản lý.

Chỉ đạo hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS là quá trình tác động cụ thể của CBQL tới giáo viên, giám thị, các thành viên khác trong nhà trường nhằm biến những nhiệm vụ chung về hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS thành hoạt động thực tiễn của từng người.

Thực hiện chức năng chỉ đạo là thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS; thường xuyên điều chỉnh, sắp xếp, phối hợp

và giám sát mọi người và các bộ phận thực hiện tốt kế hoạch theo sự bố trắ đã xác định trong bước tổ chức như:

- BGH chỉ đạo chung việc thực hiện kế hoạch hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS.

- Tổ chuyên môn chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS của giáo viên chủ nhiệm, giám thị.

- Động viên, khắch lệ giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS.

- Phát huy vai trò của các cấp quản lý trong hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS.

Cấp Sở GDĐT

Chỉ đạo xây dựng các phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm cũng như tuyên dương các điển hình tiên tiến về sống có giá trị, sống có trách nhiệm,Ầ

Cấp trường THPT

Hiệu trưởng cũng phải xây dựng những hình mẫu GV và HS để làm gương phấn đấu trong toàn trường; Chỉ đạo tổ chức và xây dựng cơ chế phối hợp giữa GVCN Ờ GVBM Ờ Giám thị - Tổ chức Đoàn TNCS HCM trong đánh giá hạnh kiểm HS. Tổ chức và cơ chế phối hợp giữa Nhà trường Ờ Gia đình Ờ Xã hội trong đánh giá hạnh kiểm HS; Tổ chức và chỉ đạo đánh giá hạnh kiểm HS qua học tập, rèn luyện trong các giờ lên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động giáo dục trải nghiệm; Tổ chức thiết kế hệ thống tiêu chắ, công cụ, phương pháp và quy trình đánh giá; chọn mẫu đánh giá.

GVCN và các thành phần khác

Tổ chức trực tiếp đến từng HS quá trình tự đánh giá hạnh kiểm của mình qua các tiêu chắ, nội dung đã qui định; Tổ chức cho HS đánh giá hạnh kiểm lẫn nhau; Tổ chức giúp các học sinh biết phối hợp nhau trong quá trình tự đánh giá hạnh kiểm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w