- Đội ngũ giám thị, cán bộ tư vấn học đường tham gia vào quá trình
b. Tại THPT Trần Khai Nguyên
2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trung
học phổ thông tại Thành phố Hồ Chắ Minh
- Đánh giá hạnh kiểm HS THPT là một hoạt động giáo dục nhằm giúp cho việc giáo dục đạo đức HS ngày càng hoàn thiện. Thông qua hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS đã thúc đẩy trường THPT cải tiến các phương pháp cũng như nội dung giáo dục đạo đức cho HS. Hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT được quản lý trực tiếp từ Sở GDĐT và trường THPT thông các yếu tố lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hạnh kiểm HS đã đem lại những kết quả khả quan trong việc giáo dục đạo đức cho HS.
- Về nội dung tiêu chắ đánh giá hạnh kiểm HS: Các tiêu chắ đánh giá hạnh kiểm ở các trường THPT rất chi tiết. Căn cứ vào TT58 và TT08, các trường cụ thể hóa thành nội quy học sinh thông qua các biểu hiện hành vi cụ thể trong từng tình huống. Mỗi hành vi sẽ bị trừ hoặc được cộng điểm.
- Về qui trình và kỹ thuật, phương pháp đánh giá hạnh kiểm HS: Hầu hết đều theo quy trình: Công bố nội quy HS và hướng dẫn thực hiện; Phân công GVCN và Giám thị theo dõi, ghi nhận (các lỗi vi phạm tương ứng với hệ thống điểm trừ) GVBM ghi nhận vào Sổ đầu bài các biểu hiện không tốt của HS trong các giờ học. Cuối tuần, GVCN tổng hợp (từ giám thị, sổ đầu bài, nhật ký lớp,..), nhắc nhở HS trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Các tổ chức khác (Đoàn thanh niên, tổ TDTT, các tổ bộ môn, CLBẦ) sẽ có các ghi nhận việc tham gia phong trào văn nghệ, TDTT, ngoại khóa,..để cộng điểm hạnh kiểm cho HS. Đối với các HS có biểu hiện chưa tốt về hạnh kiểm, đều được giáo viên tư vấn học đường thăm hỏi, chia sẻ nguyện vọng, suy nghĩ của các em trước khi đưa ra hội đồng xét hạnh kiểm.
Điểm hạn chế trong các nhà trường hiện nay là các hoạt động sáng tạo, trải nghiệm chưa có tiêu chắ đánh giá thống nhất.
Một số trường còn cứng nhắc về điểm số hạnh kiểm ở giai đoạn tổng kết, thiếu những ghi nhận quá trình khắc phục khuyết điểm hạn chế của HS; Yếu tố cảm tắnh, chủ quan của người đánh giá chi phối khá nhiều việc biểu quyết (khi không có sự thống nhất);
Một số trường có tình trạng thả lỏng nề nếp kỷ luật, HS vi phạm không được ghi nhận và xử lý dẫn đến việc xếp loại giữa trường này với trường kia không công
bằng. Các vấn đề liên quan đến khái niệm: xác địnhtiêu chắ, đánh giá thắ điểm hoàn toàn xa lạ với đội ngũ GV, Giám thị vì họ không được học những kỹ thuật này.
Đặc biệt, đội ngũ tham gia vào quá trình đánh giá hạnh kiểm HS THPT, ngoài lực lượng chắnh là GVCN, GVBM, thì còn có Giám thị, Giáo viên tư vấn học đường. Kết quả khảo sát và đánh giá về năng lực chuyên môn của đội ngũ này đã cho thấy ngành giáo dục cần tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về đánh giá hạnh kiểm HS THPT.
Thông tư 58 và Thông tư 08 của Bộ GDĐT còn nhiều điểm chưa phù hợp, rất cần thay đổi, chỉnh sửa và bổ sung.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng hạnh kiểm HS THPT và thực trạng hoạt động đánh giá hạnh kiểm cho HS THPT ở các trường THPT cho thấy hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT tại Tp.HCM đang được thực hiện theo hướng dẫn của TT 58 và TT 08. Phần lớn các trường đều xây dựng bản nội quy, hướng dẫn thực hiện nội quy và có phân công trách nhiệm cho các thành viên tham gia vào hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS. Hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS góp phần giáo dục, điều chỉnh nhận thức, hành vi của HS.
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT hiện nay thông qua các chức năng quản lý cho thấy mặt mạnh của quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT tại Tp.HCM là Bộ GDĐT và Sở GDĐT đã ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật cũng như văn bản chuyên môn để chỉ đạo, triển khai thực hiện hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS trường THPT. Các văn bản chỉ đạo cấp Bộ và cấp Sở phù hợp với khoa học về đánh giá hạnh kiểm HS cũng như tình hình thực tế tại Tp.HCM và cả nước. Việc triển khai cụ thể thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT theo đúng quy định, đã được 100% số trường thực hiện triển khai hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT.
Mặt hạn chế của quản lý hoạt đánh giá hạnh kiểm HS THPT tại Tp.HCM là chưa ban hành các văn bản hướng dẫn việc tổ chức phối hợp và phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cũng như đánh giá hạnh kiểm HS; Thiếu hụt quy trình và và kỹ thuật chuyên môn sâu để tổ chức thực hiện đánh giá hạnh kiểm HS. Đội ngũ CBQL, GV chưa được bồi dưỡng chuyên môn về đánh giá hạnh kiểm. Việc đánh giá hạnh kiểm học sinh thông qua môn GDCD là chưa phù hợp, nhưng chưa có biện pháp chỉ đạo điều chỉnh. Chưa đổi mới phương pháp đánh giá hạnh kiểm cho HS thông qua các hoạt động giáo dục khác. Một số hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống, trải nghiệm,Ầchưa xây dựng tiêu chắ để đánh giá hạnh kiểm HS. Tổ chức hoạt động tư vấn học đường chưa được coi trọng đều khắp ở các trường; năng lực chuyên môn cũng như chế độ đãi
ngộ, vị trắ việc làm hay chức danh chắnh thức cho đội ngũ giám thị, chuyên viên tư vấn học đường trong nhà trường còn nhiều bất cập.
Hoạt đánh giá hạnh kiểm HS THPT tại Tp.HCM và quản lý hoạt đánh giá hạnh kiểm HS THPT tại Tp.HCM có nhiều yếu tố ảnh hưởng từ nhà trường, gia đình và xã hội.
CHƯƠNG 3