Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 134 - 138)

- Hoạt động định hướng: Thông qua các hoạt động phát triển bản thân phù hợp với năng lực, đặc điểm và sở thắch của mình, HS sẽ tìm hiểu và lên kế hoạch

3.4.2.Tổ chức thực nghiệm

3.4.2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng nhóm thực nghiệm

Sở GDĐT lập kế hoạch bồi dưỡng nhóm thực nghiệm

- Mục tiêu cần đạt được của khóa bồi dưỡng: Bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL,GV tham gia thực nghiệm những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT.

- Đối tượng tham gia bồi dưỡng: CBQL, GV tham gia thực nghiệm (như trình bày ở phần lựa chọn mẫu thực nghiệm). Khảo sát, lựa chọn các thành phần làm thực nghiệm trước khi tiến hành thực nghiệm để đảm bảo sao cho cả nhóm thực nghiệm đều tương đương nhau trong tất cả các yếu tố ban đầu.

- Báo cáo viên của đợt tập huấn bồi dưỡng: Giảng viên của trường đại học, Học viện CBQLGD, chuyên gia có chuyên môn về đánh giá hạnh kiểm HS THPT.

của khóa bồi dưỡng. Vì vậy, Giám đốc Sở GDĐT trực tiếp chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng, phải dựa vào những yêu cầu đổi mới của hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT. Nội dung chuyên đề bồi dưỡng được xây dựng và đã được lấy ý kiến chuyên gia, CBQL, GV ở Bảng 3.1.

- Xây dựng các bài tập kiểm tra lý thuyết và thực hành (Phụ lục 8)

- Bài kiểm tra đầu vào.

- Bài kiểm tra quá trình (gồm phần lý thuyết và thực hành).

- Bài kiểm tra đầu ra (gồm phần lý thuyết, phần thực hành, phiếu lấy ý kiến đánh giá của nhóm thực nghiệm).

- Xác định tiêu chắ đánh giá (Phụ lục 9)

Ở mỗi giai đoạn thực nghiệm đều đề cập đến tiêu chắ đánh giá sao cho phù hợp với bài kiểm tra và câu hỏi điều tra. Các tiêu chắ đánh giá được dựa vào 2 tiêu chắ cơ bản:

- Chất lượng bài được tắnh qua điểm số (giỏi, khá, trung bình, yếu) theo chuẩn cho điểm.

- Thời gian hoàn thành bài theo qui định cho từng bài.

Thời gian và địa điểm thực nghiệm: Thời gian và thực nghiệm được tiến hành trong 6 tháng từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014 tại 02 trường THPT Tp.HCM.

Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho thực nghiệm: Chuẩn bị địa điểm thực nghiệm. Chuẩn bị máy ảnh, máy ghi âm, camera, laptop, máy chiếu projector, máy tắnh Casino, máy photo, giấy A0, A4, Ầđể phục vụ quá trình thực nghiệm.

Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành tại 2 trường 1. THPT Lương Thế Vinh

2. THPT Trần Khai Nguyên

Chúng tôi chọn số lượng mẫu thực nghiệm gồm: 2 trường, mỗi trường gồm các thành phần là CBQL, GVCN, GVBM, trợ lý thanh niên, giám thị.

Chọn nhóm thực nghiệm: Tổ chức kiểm tra trình độ đầu vào của nhóm thực nghiệm. Lựa chọn những người có trình độ trung bình như nhau thông qua kết quả

bài kiểm tra. Quá trình này sẽ được đề cập cụ thể trong giai đoạn thực nghiệm ghi nhận (đo đầu vào).

Thời gian thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành trong thời gian 6 tháng từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014. Sau quá trình thực nghiệm, tác giả luận án cùng với cộng tác viên sẽ đánh giá bằng bảng hỏi để xác định số lượng và tỷ lệ người tham gia nhóm thực nghiệm này đã có nhận thức cao hơn so với ban đầu. Từ đó rút ra những kết luận khoa học về sự tác động của thực nghiệm.

3.4.2.2. Tổ chức bồi dưỡng

- Giám đốc Sở GDĐT phân công 1 Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành khóa bồi dưỡng, giao nhiệm vụ cho phòng HSSV chủ trì, phối hợp phòng Giáo dục trung học, và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GDĐT triển khai kế hoạch đã được Giám đốc Sở ký ban hành.

- Lập danh sách các báo cáo viên của khóa bồi dưỡng, danh sách các thành viên tham gia khóa bồi dưỡng. Giám đốc Sở ký ban hành quyết định các thành viên là báo cáo viên (giảng viên), các thành viên là những người tham dự lớp bồi dưỡng, có phân công Ban tổ chức lớp bồi dưỡng, phân chia các tổ học tập, cán bộ phụ trách từng lớp, nhóm lớp.

- Tổ báo cáo viên xây dựng nội dung, chương trình học tập chi tiết cho từng tổ, lớp đảm bảo các yêu cầu theo kế hoạch đề ra.

- Ban tổ chức lớp bồi dưỡng xây dựng nội quy, quy chế, lịch học tập và rèn luyện cụ thể ở lớp Ờ tập trung, và làm việc theo nhóm. Phân công người theo dõi, quản lý, chỉ đạo có đánh giá kết quả học tập cụ thể qua từng đợt, từng giai đoạn.

- Bố trắ đủ kinh phắ theo kế hoạch được duyệt. Triển khai các hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch.

- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện cụ thể của cả lớp và từng cá nhân, có đánh giá, khen chê cụ thể để khuyến khắch, động viên, tạo động lực cho các thành viên tham gia khóa bồi dưỡng.

3.4.2.3.Chỉ đạo bồi dưỡng

phòng chuyên môn nhiệp vụ của Sở, Ban tổ chức lớp bồi dưỡng, Tổ báo cáo viên, các tổ học tập trong lớp bồi dưỡng, trường THPT Trần Khai Nguyên, trường THPT Lương Thế Vinh dựa trên kế hoạch lớp bồi dưỡng đã được ký ban hành, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của phòng chuyên môn, của ban tổ chức. Phân công 1 phó giám đốc phê duyệt các kế hoạch của từng bộ phận đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ đạo hiệu trưởng các trường THPT theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện để các thành viên tham gia khóa bồi dưỡng hoàn thành nhiệm vụ khóa học, theo mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.

- Chỉ đạo phòng HSSV, phòng Giáo dục trung học, hiệu trưởng các trường THPT tổ chức các hoạt động để các thành viên tham gia các hoạt động trong đánh giá hạnh kiểm HS THPT thực hiện các nội dung đã triển khai trong khóa bồi dưỡng. Đánh giá, xếp loại các sản phẩm của các thành viên tham gia khóa bồi dưỡng,...

- Giám đốc Sở GDĐT chỉ đạo phòng HSSV, phòng Giáo dục trung học và các phòng chuyên môn đưa các nội dung triển khai bồi dưỡng vào tiếu chắ đánh giá các trường. Phối hợp Ban thi đua khen thưởng để đánh giá thi đua của từng cá nhân và đơn vị.

3.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng

- Lãnh đạo Sở, các phòng HSSV, phòng Giáo dục trung học và các phòng chuyên môn, Ban tổ chức lớp bồi dưỡng xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của lớp bồi dưỡng trong thời gian cụ thể. Đánh giá rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

- Kiểm tra các hoạt động, đánh giá các sản phẩm cụ thể của từng thành viên tham gia trong lớp thực nghiệm, và sản phẩm thực tế của họ tại trường.

- Tổ chức rút kinh nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện các tiêu chắ cụ thể của việc đánh gắa hạnh kiểm HS THPT sao cho đánh giá phù hợp với thực tiễn hiện nay.

3.4.3.Tiến hành thực nghiệm và phân tắch, đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.3.1. Giai đoạn 1: Thực nghiệm ghi nhận (đo đầu vào)

Lựa chọn được một số người có trình độ tương đương nhau về kiến thức đánh giá hạnh kiểm cho HS ở mức trung bình để từ đó xây dựng nhóm thực nghiệm bước vào giai đoạn thực nghiệm hình thành.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 134 - 138)