Thực trạng hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông tại TP HCM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 72 - 77)

- Đội ngũ giám thị, cán bộ tư vấn học đường tham gia vào quá trình

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.3.2. Thực trạng hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông tại TP HCM

thông tại TP. HCM

2.3.2.1. Thực trạng chung về hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông

Để khảo sát thực trạng hoạt động đánh hạnh kiểm HS THPT, tác giả luận án đã tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi ý kiến của 678 CBQL và GV trường THPT

Bảng 2.8. Thực trạng hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT

Các hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh THPT % mức độ đạt được ĐT B Thứ hạn g m TB Khá Tốt Xuất sắc

1. Phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức cho học sinh về nội quy học tập và rèn luyện học sinh. 0 15,4 24,8 49,9 9,9 3.55 1 2. Xác định mục đắch đánh giá hạnh kiểm học sinh. 0 15,4 24,8 57,7 2,1 3.47 4 3. Xác định nội dung và các tiêu chắ đánh giá hạnh kiểm học sinh.

0 21,1 19,1 50,7 9,1 3.48 2

4. Xây dựng phương pháp, kỷ thuật và quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh.

0 44,8 15,4 19,9 19,9 3.15 8

5. Thiết kế công cụ đánh giá và công cụ xử lý thông tin, kết quả đánh giá.

0 30,1 40,1 19,9 9,9 3.1 9

6. Đánh giá thắ điểm với nhóm

nhỏ. 0 50,1 30,1 9,9 9,9 2.8 12

7. Thu thập thông tin (khảo sát, tổng kết kinh nghiệm thực tiễnẦ)

Các hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh THPT % mức độ đạt được ĐT B Thứ hạn g m TB Khá Tốt Xuất sắc

8. Xử lý và phân tắch thông tin. 0 35,1 15,3 24,8 24,8 3.4 6

9. Đưa ra các nhận xét, nhận

định và kết luận. 0 24,8 16,7 43,1 15,4 3.48 2

10. Viết báo cáo đánh giá và các kiến nghị tới các đơn vị và cá nhân liên quan về đổi mới HĐ giáo dục đạo đức học sinh, HĐ đánh giá hạnh kiểm HS.

0 24,8 35,2 30,1 9,9 3.25 7

11. Phản hồi thông tin về kết quả đánh giá tới các đơn vị, cá nhân liên quan và học sinh.

0 45,1 15,2 29,8 9,9 3.05 10

12. Xây dựng cơ sở dữ liệu và

lưu trữ kết quả đánh giá. 0 50,8 18,9 21,1 9,2 2.88 11

Kết quả bảng 2.8 cho thấy:

Về ỘPhổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức cho HS về nội quy học tập và rèn luyện HSỢ được nhà trường đánh giá khá cao ĐTB =3.55, xếp hạng 1, ở mức tốt, cao nhất trong tất cả các các hoạt động về đánh giá hạnh kiểm. Điều này đúng với thực tế khi tác giả quan sát trực tiếp từ các đơn vị trường THPT: ngay từ đầu năm học các đơn vị đã có những hoạt động cụ thể để thực hiện việc này một cách nghiêm túc và triệt để.

Về ỘXác định mục đắch đánh giá hạnh kiểm HSỢ có ĐTB = 3.47 ở mức tốt, được 57,7% ý kiến cho là tốt và 2,1% ý kiến cho là xuất sắc. Thực tế từ các trường việc xác định mục đắch đánh giá hạnh HS là để giáo dục đạo đức cho HS và mong muốn học sinh trở thành người tử tế luôn được chỉ đạo từ cấp Bộ và cấp Sở về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn một và trường hợp khi xem xét hạnh kiểm của các em HS vi phạm thì một số GVCN chưa thật sự đồng cảm và chia sẻ với các em, và tạo điều kiện để các em sửa chữa sai lầm.

Về ỘXác định nội dung và các tiêu chắ đánh giá hạnh kiểm HSỢ có ĐTB=3.48, xếp hạng 4, ở mức tốt, xếp hạng 2. Việc này hầu hết ở các trường THPT đều làm rất tốt. Việc xây dựng tiêu chắ đánh giá đều được các trường cụ thể hóa thành những hành vi cụ thể trong nhà trường và niêm yết trong nội quy nhà trường. Tuy nhiên, có 21,1% ý kiến cho là TB. Qua tìm hiểu thực tế, còn số các trường THPT chỉ sử dụng tiêu chắ đánh giá của Bộ GDĐT, chưa linh hoạt xây dựng tiêu chắ riêng phù hợp cho mỗi đối tượng HS THPT cũng như chưa xây dựng được kỹ thuật và quy trình đánh giá phù hợp với HS tại đơn vị mình. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, tác giả cũng đã phỏng vấn đến các hiệu trưởng. Bà NTMT - Hiệu trưởng trường THPT LTV cũng cho là tiêu chắ đánh giá hạnh kiểm ban hành theo quy định của Bộ còn khá tổng quát. Chắnh vậy, hầu hết mỗi nhà trường đều xây dựng nội quy riêng về đánh giá hạnh kiểm của học sinh.

Về ỘXây dựng phương pháp, kỹ thuật và quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinhỢ có điểm TB=3.15, ở mức khá và xếp hạng 8. Đối với vấn đề này,tác giả luận án đã khảo sát sâu đến một số trường, nhận được nhiều ý kiến từ CBQL, GV đều cho rằng phương pháp và kỹ thuật đánh giá hạnh kiểm trong các trường hiện nay cần phải thông nhất, và cần bồi dưỡng phương pháp đánh giá cho các GV thông qua các tình huống thực tế.

Về ỘThiết kế công cụ xử lý thông tin, kết quả đánh giá hạnh kiểmỢ là yếu tố có mức ĐTB = 3.1, ở mức khá, có 44,8% ý kiến cho là trung bình. Thực tế tìm hiểu về vấn đề này, tác giả luận án cũng đã có phỏng vấn trực tiếp đến các hiệu trưởng THPT thì được biết, hầu hết các trường đều thực hiện việc xử lý thông tin hay kết quả đánh giá bởi những phương pháp truyền thống như tập hợp các hồ sơ, xử lý kết quả qua các cuộc họp hội đồng nếu các HS vi phạm kỷ luật. Còn lại, đa số việc đánh giá hạnh kiểm HS do GVCN quyết định.

Về ỘĐánh giá thắ điểm với nhóm nhỏỢ có ĐTB=2.8, ở mức khá, và 50,1% ý kiến cho là TB, điều này đúng với thực tế của tác giả luận án tìm hiểu tại các trường THPT. Hầu hết, các trường THPT thiếu việc đánh giá thắ điểm. Có nghĩa là, các trường hầu hết khi đưa ra quy định về đánh giá thì áp dụng đại trà, đồng loạt cho tất

cả HS ngay và thiếu hụt bước thắ điểm đánh giá với nhóm nhỏ HS trước khi đánh giá tất cả HS.

Về ỘXử lý và phân tắch thông tinỢ có ĐTB=3.4 ở mức khá, xếp hạng 6. Tuy nhiên, có 35,1% cho là TB. Thực tế khi phỏng vấn sâu đến một số GVCN tại các trường THPT cho thấy việc xử lý và phân tắch thông tin về hành vi của HS trước khi đánh giá ở một số trường hợp còn mang tắnh chủ quan của GVCN hay giám thị hoặc các lực lượng tham gia đánh giá hạnh kiểm HS.

VềỘđưa ra các nhận xét, nhận định và kết luậnỢ có ĐTB=3.48 ở mức tốt, xếp hạng 2.

Về ỘViệcphản hồi thông tin về kết quả đánh giá tới các đơn vị, cá nhân liên quan và HSỢ được đánh giá với ĐTB =3.05, ở mức khá, xếp hạng 10. Tuy nhiên, có 45,1% ý kiến cho là TB với việc kiến nghị tới các đơn vị và cá nhân liên quan về đổi mới công tác quản lý các hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS là chưa được thực hiện thường xuyên. Việc đánh giá hạnh kiểm học sinh hầu hết được gói gọn trong phạm vi nhà trường chưa có phối hợp được với các bên liên quan.

Điều này được các trường THPT thực hiện tốt sau mỗi học kỳ hay năm học. Đặc biệt, đối với các trường hợp HS bị vi phạm kỷ luật đều được phản hồi rất nhanh đến cha mẹ hay các bên có liên quan như chắnh quyền địa phương, công an giao thông,Ầ

Việc ỘXây dựng cơ sở dữ liệu và lưu trữ kết quả đánh giáỢ có ĐB=2.88, ở mức khá có 45% ý kiến nhận xét là TB. Thực tế cho thấy, hầu hết việc lưu trữ dữ liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu trong đánh giá hạnh kiểm vẫn còn ở hình thức cũ, thủ công, lưu trữ toàn bộ chứng từ bằng giấy từ các trường THPT.

VềViệc đánh giá hạnh kiểm học sinh theo Thông tư 58Ợ, qua khảo sát, phỏng vấn và tìm hiểu các trường về vấn đề này, tác giả luận án đã tổng hợp như sau: Tất cả các thành viên trong nhà trường THPT đều được hiệu trưởng quán triệt và chỉ đạo triển khai thực hiện theo nội dung của TT58. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng nội dung đánh giá theo TT58 cơ bản là đáp ứng yêu cầu về đánh giá hạnh kiểm. Tuy nhiên cần bổ sung và điều chỉnh để nội dung tiêu chắ rõ ràng, chi tiết, và

phù hợp với HS THPT trong giai đoạn hiện nay. Việc đánh giá thái độ và hành vi đúng đắn của HS thông qua việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn GDCD là chưa phù hợp, khó thực hiện bởi lẽ trong một trường chỉ có vài giáo viên GDCD mà phải dạy cho tất cả HS trong trường, do vậy việc sử dụng ý kiến đánh giá của giáo viên GDCD cho hạnh kiểm HS là quá tải đối với giáo viên, dẫn đến ý kiến của giáo viên GDCD mang tắnh chủ quan, thiếu chắnh xác, thiếu tắnh tin cậy. Về quy trình đánh giá hạnh kiểm và các thành phần tham gia vào quá trình đánh giá hạnh kỉểm chưa được hướng dẫn trong thông tư.

Về việc khen thưởng và thi hành kỉ luật HS theo Thông tư 08 ngày 21 tháng 3 năm 1988 của Bộ GDĐT, Sở GDĐT đã tổ chức cuộc tọa đàm lấy ý kiến của các hiệu trưởng THPT. Các ý kiến cho thấy Thông tư 08 của Bộ GDĐT ban hành từ năm 1988 đã quá lạc hậu và lỗi thời so với các hoạt động giáo dục hiện nay của nhà trường. Đa số có ý kiến cho rằng: Nội dung khen thưởng và xử phạt HS trong TT08 và TT58 mâu thuẫn nhau; Không nên sử dụng hình thức kỉ luật là đuổi học HS, vì như vậy HS sẽ đi về đâu? Ai giáo dục? Nên chăng là thay bằng hình thức buộc thôi học và cho các em chuyển trường khác; Việc kỉ luật HS còn liên quan đến vấn đề là HS phải thi hành các luật khác ở ngoài xã hội như Luật Giao thông, Luật Bảo hiểm, Ầ nếu xử lý không triệt để sẽ dẫn đến học sinh chịu 2 lần kỉ luật; Không nên nhầm lẫn giữa việc học lực không tốt là hạnh kiểm yếu; Nội dung TT08 đưa ra các hành vi được khen và phạt không còn phù hợp, đặc biệt đối với các trường tại Tp.HCM thì càng có nhiều điều không phù hợp. Chắnh vì vậy các trường THPT tại Tp.HCM đều xây dựng cho mình những quy chế, nội quy trường học riêng. Điều này, tạo thuận lợi cho các trường THPT dễ dàng trong quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh. Tuy nhiên, một số trường đã xây dựng nội quy quá chặt chẽ, có một số ắt trường đã đưa ra một số định không đúng với pháp luật,ẦTóm lại TT08 cần phải được thay đổi cho phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các trường xây dựng các quy định riêng về nội quy HS cho phù hợp với từng vùng miền.

2.3.2.2. Thực trạng hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS tại THPT Lương Thế Vinh và THPT Trần Khai Nguyên

Để tìm hiểu sâu về nội dung và thang điểm đánh giá hạnh kiểm HS THPT, luận án đã thu thập dữ liệu cụ thể tại THPT Lương Thế Vinh và THPT Trần Khai Nguyên như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w