Mục đắch của biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 111 - 113)

- Học sinh vừa là chủ thể đánh giá (bước tự đánh giá) vừa là đối tượng đánh giá (khi được thầy cô đánh giá) Hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT có hiệu

3.2.2.1. Mục đắch của biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tắch những hạn chế, yếu kém của công tác quản lý đánh giá hạnh kiểm HS và thực tiễn yêu cầu và nhu cầu của CBQL, GV tham gia vào quá trình đánh giá hạnh kiểm cho học sinh THPT mà xây dựng nội dung chuyên đề bồi dưỡng về vấn đề này. Chuyên đề này có nội dung bao gồm cả việc đánh giá hạnh kiểm và giáo dục hạnh kiểm cho học sinh THPT. Chuyên đề được dùng để tập huấn, bồi dưỡng nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ về đánh giá hạnh kiểm học sinh cho các đối tượng đã nêu trên địa bàn Tp.HCM.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Giám đốc Sở GDĐT chỉ đạo tổ chức, thực hiện việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng

a. Tổ chức thành lập nhóm biên soạn chuyên đề

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, tác giả đã lựa chọn những chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá và đánh giá hạnh kiểm HS THPT để thành lập nhóm biên soạn chuyên đề. Nhóm này gồm 5 thành viên, có nhóm trưởng phụ trách chung và thư ký, còn lại là 3 ủy viên. Phân công trách nhiệm cho từng thành viên.

b. Tổ chức thiết kế mục tiêu, nội dung chuyên đề

Mục tiêu chuyên đề

Chuyên đề bồi dưỡng về đánh giá hạnh kiểm HS THPT nhằm trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người làm công tác đánh giá hạnh kiểm học sinh.

Về kiến thức

Hiểu được những kiến thức cơ bản về đánh giá, đánh giá thái độ, hành vi của học sinh phổ thông nói chung, đánh giá hạnh kiểm nói riêng; Trình bày được cách

tổ chức hoạt động giáo dục hạnh kiểm cho HS; Hiểu biết về hệ thống tiêu chắ và quy trình đánh giá hạnh kiểm cho HS; Nắm vững các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến việc giáo dục đạo đức, hạnh kiểm cũng như đánh giá hạnh kiểm cho học sinh THPT; Có những hiểu biết sâu về tâm lý lứa tuổi.

Về kỹ năng

Biết tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục hạnh kiểm cho HS. Có kỹ năng phân tắch, tổng hợp, đánh giá hành vi, thái độ của học sinh THPT; Vận dụng tốt phương pháp phỏng vấn, quan sát, thu thập và xử lý thông tin trong quá trình đánh giá hạnh kiểm; Biết xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh; Có kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm; tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động giáo dục và đánh giá hạnh kiểm cho HS.

Về thái độ

Người học được nâng cao tinh thần trách nhiệm, tác phong nghề nghiệp của người làm công tác giáo dục hạnh kiểm cho HS THPT.

Nội dung chuyên đề

Khối lượng kiến thức tối thiểu: Thực hiện trong 30 tiết, trong đó có 10 tiết lý thuyết, 20 tiết thực hành, bao gồm 3 phần:

Phần 1: Kiến thức chung về đánh giá và đánh giá hạnh kiểm cho HS THPT (10 tiết).

- Tổng quan về đánh giá trong giáo dục.

- Các qui trình đánh giá, và tổ chức đánh giá hạnh hạnh kiểm cho HS trong nhà trường THPT.

- Hệ thống các tiêu chắ đánh giá hạnh kiểm của học sinh (căn cứ TT 58 và hệ thống các tiêu chắ bổ sung).

- Các hình thức đánh giá hạnh kiểm học sinh thông qua các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp.

- Sử dụng kết quả đánh giá để giáo dục đạo đức cho HS.

- Phối hợp các lực lượng bên trong và ngoài nhà trường trong việc đánh giá hạnh kiểm cho học sinh THPT.

Phần 2: Bài tập thực hành (20 tiết, bài tập 1,2, dành cho CBQL, bài tập 2,3,4 dành GVCN,GVBM, trợ lý thanh niên, giám thị)

Bài tập 1: Lập kế hoạch tổng thể về giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hình thức đánh giá hạnh kiểm HS THPT.

Bài tập 2: Phân tắch quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh và phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong nhà trường tham gia vào quá trình đánh giá hạnh kiểm HS THPT theo quy trình.

Bài tập 3: Tổng hợp, phân tắch các hành vi của học sinh có liên quan đến tiêu chắ đánh giá hạnh kiểm (thông qua các tình huống giả định).

Bài tập 4: Xây dựng kế hoạch chi tiết giáo dục hạnh kiểm cho HS thông qua các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp.

Bài tập 5: Trình bày cách đánh giá, nhận xét hạnh kiểm HS thông qua hành vi, thái độ của học sinh biểu hiện trên lớp và ngoài xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w