Phương thức tham gia và vị trí của Malaysia trong chuỗi giá trị caosu toàn

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 39)

2.1.2.1. Phương thức tham gia và vị trí của Malaysia trong chuỗi giá trị cao su toàn cầu. toàn cầu.

Malaysia tham gia vào chuỗi giá trị cao su toàn cầu thông qua việc trực tiếp sản xuất sản phẩm thô, sản phẩm chế biến và các sản phẩm hoàn chỉnh và phân phối tới thị trường tiêu thụ quốc tế thông qua các kênh phân phối, marketing…

Nhà máy Người buôn bán nhỏ Buôn bán lớn Đóng gói Xuất khẩu Người tiêu dùng Người thu gom nhỏ Người buôn bán Risdas Đại lý

Mardec Nhà máyMardec Đại lý

Felda Nhà máyFelda

Cao su (bao gồm cả sản xuất cao su thiên nhiên, chế biến sản phẩm cao su và công nghiệp gỗ cao su) là một trong những ngành sản xuất quan trọng của Malaysia, đóng góp tới 5% tổng GDP của nước này. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Malaysia đạt 2,4 tỷ USD với lượng xuất khẩu đạt 915 ngàn tấn, chiếm 12,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của thế giới. Malaysia xuất khẩu chủ yếu sang một số thị trường như Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ….

Tuy chỉ đứng thứ tư về sản lượng và thứ ba thế giới về kim ngạch xuất khẩu, sau Thái Lan và Indonesia, Malaysia luôn có mức giá xuất khẩu bình quân của các sản phẩm cao su thiên nhiên cao nhất thế giới nhờ công nghệ chế biến cao su phát triển với các sản phẩm đa dạng, phong phú, có chất lượng cao.

Biểu đồ 2.3. Vị trí của Malaysia trên thị trường cao su thiên nhiên thế giới

Nguồn: Monthly Bulletin Sep 2010, ANRPC

Là nước xuất khẩu có thị phần đứng thứ 3 thế giới, mặc dù các sản phẩm xuất khẩu chính của Malaysia vẫn ở dạng sản phẩm thô hoặc chế biến, xong Malaysia đã cố gắng đầu tư nhiều vào khâu nghiên cứu và công nghệ để tìm ra những sản phẩm cao su mới có giá trị gia tăng cao hơn, năng giá trị tạo ra của mình trong chuỗi giá trị cao su toàn cầu nhiều hơn.

Biểu đồ 2.4. Thị phần sản xuất cao su tự nhiên trên thế giới (%)

Nguồn: IRSG Sep 2010, ANRPC

2.1.2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào chuỗi giá trị cao su toàn cầu của Malaysia.

a. Yếu tố môi trường, thể chế, chính sách:

Như đã phân tích ở chương I, yếu tố môi trường, thể chế và chính sách của mỗi một quốc gia là nhân tố quan trọng tác động đến việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hiểu được tầm quan trọng đó, chính phủ Malaysia đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và thúc đẩy ngành cao su nước nhà, những chính sách này trên thực tế đã có các tác động tích cực thúc đẩy ngành cao su phát triển, giúp ngành cao su Malaysia ngày càng có vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

 Chính sách điều tiết, hỗ trợ của chính phủ

Từ lâu, chính phủ Malaysia đã luôn coi ngành cao su là một ngành mũi nhọn của nước mình, vì vậy chính phủ rất tập trung đầu tư phát triển ngành cao su thông qua nhiều chính sách. Malaysia hiện có khoảng 1,31 triệu hecta cao su, trong đó cao su tiểu điền (CSTĐ) chiếm 89%. Trong ngành sản xuất cao su thiên nhiên, khu vực

cao su tiểu điền có thể duy trì các chi phí lao động cạnh tranh hơn. Tập đoàn phát triển cao su Malaysia (Malaysia Rubber Development Corporation – MARDEC) đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên của các nhà sản xuất cao su tiểu điền Malaysia thành các sản phẩm cao su chế biến phục vụ cho công nghiệp nội địa và xuất khẩu. Bên cạnh đó là công nghiệp chế biến cao su và sản phẩm nhựa có giá trị gia tăng cao theo các yêu cầu cá biệt của người tiêu thụ.

Tại Malaysia có Cơ quan phát triển đất liên bang (The Federal Land Development Authority – FELDA) được Chính phủ thành lập từ năm 1956 nhằm phục hồi đất nông nghiệp để tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Các cây trồng được FELDA hỗ trợ là cao su, cọ dừa, lúa và một số cây khác.

Tổ chức thứ hai cũng có chức năng hỗ trợ CSTĐ là Cơ quan phát triển cao su tiểu điền (Rubber Industry Smallholders Development Authority – RISDA). RISDA có nhiệm vụ hỗ trợ nông dân tái canh cao su và thiết lập một số cơ sở hạ tầng giúp phát triển CSTĐ, như xây dựng xưởng sơ chế cao su, nhà kho…tại các vùng trồng cao su của Malaysia. Theo phương thức này, các tiểu điền kết hợp với nhau trong từng khu vực thành vùng cao su đại điền và RISDA thành lập một công ty để quản lý, tổ chức thực hiện toàn bộ công việc trồng, khai thác, chế biến đến tiếp thị sản phẩm theo phương thức đại điền.

Tổ chức thứ ba ở Malaysia là Cơ quan phục hồi và củng cố đất liên bang (Federal Land Condilidaiton and Rehabilitation Authority – FELCRA). FELCRA có nhiệm vụ khai hoang đất mới để định cư dân nghèo không có đất và Chính phủ cho vay vốn khai hoang trồng mới, chăm sóc và thu hồi dần theo cây cao su được cạo mủ.

Các công ty nhà nước lớn chủ yếu sở hữu các khu vực trồng cao su lớn trước đây thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với quá trình tập trung hóa, các công ty Nhà nước trong ngành công nghiệp Malaysia đã phát triển thành những tập đoàn lớn, hoạt động trong nhiều ngành kinh tế của Malaysia. Một số tập đoàn có các cơ sở kinh doanh, phân phối ở các nước tiêu thụ cao su chính hoặc liên doanh với các tập đoàn Goodyear hay Safeskin Corporation.

Bảng 2.2. Một số tập đoàn lớn của ngành cao su Malaysia

The Kumpulan Guthrie Group

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là trồng cao su và cọ, kinh doanh bất động sản và chế biến các sản phẩm cao su.

Hoạt động cả trong lĩnh vực tư vấn nông nghiệp, buôn bán đồ gỗ, marketing sản phẩm cao su và dịch vụ tin học

The Boustead Group 5 lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp (trồng và chế biến dầu cọ, cao su, gỗ và sản xuất thiết bị chế biến dầu thực vật); Tài chính và đầu tư; Bất động sản, Dịch vụ và giáo dục.

Golde Hope Sở hữu và điều hành 180.000 ha cao su, cọ và cây ăn quả. Liên doanh với các tập đoàn sản xuất dầu ăn, giầy cao su, nước trái cây, sản phẩm sữa dừa và vitamin E.

Kuala Lumpur Kepong Sản xuất và chế biến oleo, ca cao và cao su

Nguồn: Đinh Văn Thành, 2010  Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Ủy ban cao su Malaysia (Malaysia Rubber Board –MRB) được thành lập tháng 01 năm 1998 với mục tiêu là hỗ trợ quá trình phát triển và hiện đại hóa của ngành cao su Malaysia về nhiều mặt, đây là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành cao su, đặc biệt là trong sản xuất các sản phẩm cao su. Là một tổ chức hàng đầu về cao su tự nhiên, MRB có thể đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo của ngành cao su tự nhiên. Những khóa học mà MRB tổ chức bao gồm các khóa học về trồng trọt, các khóa học cho ngành sản xuất sản phẩm từ cao su cũng như cung cấp dịch vụ khuyến nông và chuyển giao công nghệ

b. Yếu tố cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ

Yếu tố khoa học công nghệ như phân tích ở trên là yếu tố không thể thiếu, nó giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm tham gia trong chuỗi cũng như đạt được các khâu quan trọng trong một chuỗi giá trị toàn cầu. Là một quốc gia đang phát triển song Malaysia đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố khoa học công nghệ và triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ phục vụ sản xuất chế biến các sản phẩm cao su đa dạng và chất lượng tốt hơn, chiếm giá trị cao trong chuỗi toàn cầu:

 Phát triển hoạt động nghiên cứu triển khai

Ủy ban cao su Malaysia MRB thành lập với mục tiêu phát triển và hiện đại hóa ngành cao su Malaysia về nhiều mặt, từ trồng cao su, thu hoạch mủ cao su, chế biến các sản phẩm từ cao su đến hoạt động marketing và chế biến các sản phẩm cao su. Nhiệm vụ của MRB là tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành cao su Malaysia trên thị trường thế giới thông qua nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ hiệu quả và một số dịch vụ hỗ trợ khác. Ngân sách của Ủy ban được hình thành trên cơ sở thu phí 120RM trên mỗi tấn cao su sản xuất ra và được sử dụng vào các chương trình hỗ trợ ngành cao su, chủ yếu là hỗ trợ nghiên cứu khoa học và hỗ trợ kỹ thuật.

Cao su tự nhiên là nguyên liệu cần phải xử lý kỹ thuật trước khi đưa ra thị trường vì vậy công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua ứng dụng công nghệ nông nghiệp (giống, kỹ thuật chăm sóc, kiểm soát sâu bệnh…) đã làm năng suất cao su tăng 10 lần so với thời kỳ ban đầu của cây cao su. Malaysia là nước dẫn đầu về tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành cao su, hàng năm nước này chi hàng triệu riggit cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai phục vụ sự phát triển của ngành.

Tuy trách nhiệm của MRB đối với ngành cao su là rất rộng từ sản xuất đến tiêu thụ, nhưng 2 nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan này là thúc đẩy sự phát triển của ngành cao su Malaysia, xây dựng các chính sách và các ưu tiên đối với phát triển ngành. Do phần lớn ngành cao su là của tư nhân nên Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển của ngành.

Các hoạt động nghiên cứu triển khai:

Tạo giống và tuyển giống là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của MRB. Mục tiêu của các hoạt động này là tạo ra các giống có năng suất cao. Thông qua việc lấy mẫu gien ở Braxin năm 1981, tổ chức này đã tạo ra rất nhiều giống cây cao su mới cho năng suất trên 3.500 kg/ha/năm và cho ra đời nhiều giống cao su kháng bệnh. Hơn nữa, hoạt động nghiên cứu giống của Malaysia còn cho phép giảm thời gian trưởng thành của cây cao su từ 96 tháng xuống còn 54 tháng. Các vườn cây trên khắp Malaysia đã ứng dụng công nghệ trồng trọt do Viện nghiên cứu cao su phát triển.

Viện nghiên cứu cao su (Rubber Research Institute of Malaysia – RRIM) đóng vai trò rất lớn trong việc giúp ngành cao su sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngoài ra, tổ chức này còn nghiên cứu nhiều công nghệ thân thiện với môi trường để chuyển giao cho các doanh nghiệp trong ngành. RRIM có rất nhiều phòng kỹ thuật nhằm hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu triển khai trong nước cũng như giúp ngành công nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cao su cũng như nghiên cứu các sản phẩm mới. RRIM cũng hoạt động như một bên thứ 3 độc lập trong việc cấp chứng chỉ và cơ quan lưu trữ mẫu cao su. Một số phòng thí nghiệm của RRIM cũng được công nhận tiêu chuẩn chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO.

 Phát triển công nghệ chế biến tạo sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn Trong những năm 80 của thế kỷ 20, ngành cao su Malaysia chủ yếu sản xuất cao su nguyên liệu để xuất khẩu. Để đảm bảo cho khu vực thượng nguồn (cung cấp nguyên liệu) trong những giai đoạn kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu và giá cả cao su nguyên liệu giảm sút mạnh, Malaysia đã chuyển sang định hướng ưu tiên phát triển sản xuất/xuất khẩu các sản phẩm cao su chế biến. Sau khi điều chỉnh định hướng, một mặt Malaysia giảm diện tích trồng cao su (thay bằng dầu cọ) nhằm ổn định mức sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm, mặt khác đẩy mạnh phát triển khu vực hạ nguồn, nâng mức tiêu thụ cao su trong nước để sản xuất các sản phẩm cao su lên 400.000 tấn/năm, trong đó 74% là cao su Latex. Sự phát triển của nông nghiệp sản xuất sản phẩm cao su, một mặt, tạo điều kiện tiêu thụ ổn định cao su nguyên liệu

trong những giai đoạn nhu cầu và giá cả trên thị trường thế giới giảm sút; mặt khác tạo thêm công ăn việc làm và tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu.

c. Yếu tố thị trường tiêu thụ toàn cầu

Yếu tố thị trường là một trong ba yếu tố quan trọng khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Việc đưa được sản phẩm của mình gia nhập một chuỗi toàn cầu nào đó phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ quốc tế. Thông qua nhiều chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, xúc tiến thương mại, chú trọng chất lượng sản phẩm, Malaysia đã xây được một thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn. Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Iran và Mỹ là các thị trường xuất khẩu cao su chủ chốt của Malaysia, trong đó Trung Quốc chiếm tới 44,4%.

Bảng 2.3. Xuất khẩu cao su tự nhiên của Malaysia 2007-2010

Nguồn: National Rubber Statistics, 2010

Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Malaysia từ mức 12,478 tỉ RM năm 2009 đã tăng lên 24%. Tổng giá trị hàng hóa cao su đạt 13,6 tỉ RM, trong đó ngành công nghiệp găng tay cao su chiếm 57%, lốp xe và ống cao su

chiếm 14%, còn lại là các sản phẩm khác, năm 2011 sản lượng tăng lên mức 980.000 tấn (khoảng 4,3% so với mức 940.000 năm 2010).

Đặc biệt, Malaysia là nước xuất khẩu gang tay cao su lớn nhất thế giới, có thị phần gấp đôi Thái Lan trên thị trường. Lợi thế của Malaysia chính là lao động sản xuất của nó. Mỗi người lao động trong ngành công nghiệp găng tay cao su tại Malaysia được ước tính có năng xuất cao hơn gần gấp ba lần so với lao động Thái Lan và hai lần so với lao động Indonesia. Nhu cầu về găng tay cao su ngày càng tăng lên do quy định về an toàn lao động ngày càng chặt chẽ, và dự kiến sẽ tăng trưởng 10% mỗi năm. Hiện nay, Malaysia xuất khẩu găng tay cao su Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, châu Mỹ La tinh, Trung Quốc và Ấn Độ, bột cao su và găng tay vô trùng được ưa thích bởi các nước phát triển như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Biểu đồ 2.5. Các thị trường xuất khẩu CSTN của Malaysia

Nguồn: National Rubber Statistics, 2010

Tóm lại, qua các phân tích và đánh giá ở trên ta có thể thấy ngành cao su Malaysia đã tham gia vào chuỗi giá trị cao su toàn cầu và hiện đang giữa một vị trí quan trọng trong chuỗi. Để đạt được điều này đó là sự định hướng và quyết tâm cao của Chính phủ trong các chính sách phát triển ngành, sự đầu tư nghiêm

túc cho nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ khai thác chế biến, sự sáng tạo và nhạy bén nắm bắt nhu cầu của thị trương quốc tế để đưa ra các sản phẩm mới, gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình.

2.2. THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM ẤN ĐỘ

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w