Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 100)

mại

Như đã phân tích ở các chương trước, thị trường quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tham gia vào mỗi chuỗi giá trị toàn cầu. Mỗi một thị trường có những đặc điểm và nhu cầu khác nhau, vì vậy việc nắm rõ được đặc điểm cũng như nhu cầu của mỗi thị trường để từ đó củng cố mở rộng thị trường và tìm ra những thị trường mới sẽ giúp việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của mỗi quốc gia được thuận lợi và hiệu quả hơn.

Do đó, các hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại là những hoạt động không thể thiếu nếu muốn tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể:

- Nhà nước cần phải có định hướng tăng cường củng cố các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường xuất khẩu mới, tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường truyền thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm, bên cạnh đó cũng cần phát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam.

- Nhà nước cần thường xuyên coi trọng và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường ngoài nước. Việc nghiên cứu này hỗ trợ xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu của nhà nước, đồng thời tạo điều kiện ứng phó và xử lý kịp thời, có hiệu quả với những biến động có lợi và bất lợi của thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu và vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại của các nước, xâm nhập thị trường nước ngoài một cách hiệu quả và mạnh mẽ.

- Nhà nước cần đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại phục vụ xuất khẩu, đảm bảo các hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức và thực hiện đúng mục tiêu và đi sâu vào chất lượng chứ không chỉ thiên về hình thức, đồng thời coi trọng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu và các hoạt động xúc tiến thương mại, phát huy vai trò và khả năng của các cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động xúc tiến thương mại, có thể đồng thời thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động xúc tiến thương mại nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại để phát triển thị trường xuất khẩu. Cần tận dụng tối đa các lợi thế từ các hiệp định thương mại song phương (FTA), xác định thị trường mục tiêu đầu ra và thị trường nhập khẩu, từ đó tăng cường xuất khẩu, giảm nhập siêu ở các thị trường hiện có mức nhập siêu lớn.

- Nhà nước cần đẩy mạnh đàm phán với các nước, sớm triển khai ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau đặc biệt là ở các chủ điểm trong đó Việt Nam thường xuyên gặp nhiều bất lợi do chưa được hưởng ưu đãi như kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Australia, New Zealand….để tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w