Hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta vẫn còn nhiều yếu tố không thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, như sự bất ổn và không đồng bộ trong hệ thống pháp luật, gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy, để tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, tăng sức hấp dẫn đối
với các nhà đầu tư nước ngoàì, tạo tâm lý ổn định và yên tâm đối với các doanh nghiệp, nhà nước cần:
Thứ nhất, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi hơn nữa trong việc tháo gỡ mọi vướng mắc cho doanh nghiệp, khuyến khích hoạt động của mọi thành phần kinh tế, quan tâm đến phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng bởi lẽ khi nền kinh tế được vận hành một cách thuận lợi, các vướng mắc được giải quyết một cách nhanh chóng và rõ ràng, sẽ giúp các hoạt động trong nền kinh tế phát triển nhanh hơn, năng động hơn.
Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là luật kinh tế, từ đó tạo môi trường pháp lý đồng bộ để các doanh nghiêp làm căn cứ xây dựng chiến lược. Một nhà nước với hệ thống pháp luật ổn định và phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm hoạt động. Đặc biệt đối với các các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các yếu tố chính sách và định hướng của Nhà nước là hết sức quan trọng bởi lẽ nó có thể giúp doanh nghiệp có được những lợi thế cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế.
Thứ ba, Nhà nước cần triển khai có hiệu quả luật cạnh tranh, để các doanh nghiệp vững tin vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình, tạo dựng được môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động. Việc cạnh tranh bình đẳng giúp nền kinh tế vận hành một cách hiệu quả và thực chất hơn, các doanh nghiệp qua đó đều cần phải nỗ lực hết sức mình để tồn tại và phát triển nếu không sẽ bị loại bỏ.
Thứ ba, Nhà nước cần phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành hàng, để các doanh nghiệp có điều kiện trao đổi thông tin, kinh nghiệm và tập hợp những ý kiến đề xuất đối với công tác quản lý để Nhà nước kịp thời nắm bắt và sửa đổi. Hiện có rất nhiều các Hiệp hội đại diện cho các ngành hàng trong nền kinh tế, đây là các tổ chức có vai trò quan trọng mà thông qua đó Nhà nước nắm được thông tin cũng như những ý kiến đề xuất góp ý của mỗi ngành, qua đó kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Nhìn chung, Nhà nước hiện đều đang thực hiện các nội dung trên tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cấp. Vì vậy, để việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chính sách và pháp luật được hiệu quả và thực sự có tác động tích cực đối với nền kinh tế đòi hỏi sự phối hợp giữa các cơ quan bộ ngành quản lý, thực sự công tâm vì lợi ích chung cũng như sự phát triển chung của đất nước.