Chú trọng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 97)

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng, là động lực dẫn tới thành công, đặc biệt là trong thời nay khi mà các lợi thế tự nhiên không còn đóng vai trò quyết định. Để có thể đảm nhận những công đoạn tạo giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị đòi hỏi Việt Nam cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý trình độ cao. Để có thể nâng cấp chuyển dịch về phía thượng nguồn của chuỗi giá trị Việt Nam cần chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ thiết kế, cán bộ làm công tác nghiên cứu và phát triển. Muốn dịch chuyển về phía hạ nguồn Việt Nam phải đào tạo đội ngũ kỹ sư, cán bộ làm công tác marketing, quản lý phát triển thương hiệu, làm công tác xúc tiến thương mại.

Giải pháp cho vấn đề này chính là Nhà nước phải chú trọng đến công tác giáo dục và đào tạo trên mọi phương diện từ xã hội, nhà nước đến doanh nghiệp:

- Cần chú trọng xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo để từ đó có thể nắm bắt được các yêu cầu thực tế và đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Đối với các ngành, các lĩnh vực quan trọng và mũi nhọn thì nhà nước cần thường xuyên tổ chức các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao. Không ngừng phát hiện, bồi dưỡng và triển nhân tài, đào tạo nhân lực cho sự phát triển của kinh tế, đặc biệt khi mà kinh tế trí thức đang ngày càng trở thành xu hướng quốc tế. Đối với hệ thống giáo dục đào tạo, nhà nước cần tiếp tục đổi mới nâng cấp để hướng tới xây dựng một nguồn nhân lực toàn diện và có chất lượng, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức và cả nguồn đầu tư nước ngoài tham gia vào đầu tư cho giáo dục để có đủ nguồn nhân lực chất lượng cáo cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế quốc tế. Tránh đầu tư tràn lan nhưng chất lượng thấp.

- Nhà nước cần đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ quản trị doanh nghiệp và các chuyên gia giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn, có những đãi ngộ và chính sách thu hút xứng đáng. Đây là các nhân tố quan trọng bởi vì quản lý có tốt, định hướng và ra quyết định đúng đắn sẽ giúp nhà nước đưa ra được những chính sách phát triển phù hợp. Các doanh nghiệp với bộ máy quản lý tốt cũng sẽ hoạt động mạnh và cạnh tranh hơn trên thị trường.

- Cần nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và vận dụng công nghệ mới, khả năng sử dụng tiếng anh, các kỹ năng mềm v.v…cho nguồn nhân lực, tiến tới làm chủ công nghệ và phát triển công nghệ mới như bài học của Ấn Độ

- Tiếp tục tập trung đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm công tác thương mại, quản lý, thiết kế, Marketing, quản lý thương hiệu. Cơ cấu lại nguồn nhân lực hợp lý. Những lĩnh vực trên là những lĩnh vực mà Việt Nam vẫn còn thiếu những nhân lực vì vậy rất cần đầu tư, đây cũng chính là những ngành tạo giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị vì vậy việc đầu tư cho nhân lực của ngành cũng là đầu tư cho chất lượng của những khâu đó khi Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng chính sách ưu đãi đối với nguồn nhân lực chất lượng trình độ cao để họ tận tâm cống hiến cho sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp. Các chính sách ưu đãi này có thể thực hiện thông qua các đãi ngộ về môi trường làm việc tốt để họ có thể phát huy được hết năng lực của mình, đãi ngộ về thu nhập, về các điều kiện thăng tiến trong công việc v.v....Điều này sẽ thu hút được nhiều nhân tài về cho đất nước, tránh hiện tượng chảy máu chất xám.

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w