Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 54)

của ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ.

a. Yếu tố môi trường, thể chế, chính sách

Ngay từ đầu, chính phủ Ấn Độ đã xem việc phát triển ngành công nghiệp phần mềm là một chiến lược quan trọng, xác định đây là ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế. Chính vì vậy, các chính sách chính phủ đưa ra đều có chiến lược và định hướng rõ ràng ngay từ đầu, xuất phát từ những nhu cầu và nguyện vọng thực tế của các doanh nghiệp, tạo các điều kiện hỗ trợ tốt nhất để các doanh nghiệp yên tâm tập trung phát triển.

 Chính sách ưu tiên và hỗ trợ phát triển

Ngay từ đầu, Ấn độ đã có chiến lược phát triển nền CNPM một cách rõ ràng và thống nhất. Ngành CNPM nói chung được chính phủ Ấn Độ coi trọng và xem như đầu tầu kinh tế cho các ngành kinh tế khác. Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp như: Hỗ trợ tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; thành lập hiệp hội các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ phần mềm quốc gia Ấn Độ (NASSCOM); Đó cũng là những hành động thiết thực nhất thể hiện quyết tâm đầu tư quyết liệt của chính phủ nước này cho CNTT nói chung và phần mềm nói riêng.

 Chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ phần mềm

Ngay từ đầu, chính phủ Ấn Độ đã có những chính sách ưu đãi và tạo điều kiện nhất định đối với ngành CNPM qua đó tạo nên sức hút mạnh mẽ khiến phần lớn các tên tuổi lớn nhất của ngành công nghệ toàn cầu đều góp mặt tại đây. Ấn Độ có 7 khu công nghệ cao được xây dựng thông qua những nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của nhiều tên tuổi lớn trong ngành CNTT thế giới. Các khu công nghệ cao được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt như: được cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng, được miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu trong vòng 5 năm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tạo quyền chuyển lợi nhuận về nước...

Bên cạnh đó, Chính Phủ Ấn Độ đã xây dựng Bộ CNTT nhằm nghiên cứu ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực trong cuộc sống. Nhiều dự án nghiên cứu về các

lĩnh vực quản lý sổ sách, thiết kế, giáo dục, y tế, phát triển nông thôn, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng CNTT đã thu được nhiều thành công nhất định. Qua đó mọi công dân và các cơ quan tổ chức đều được làm quen và ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả hơn.

Bước tiến quan trọng trong ngành CNTT Ấn Độ đó là việc Chính phủ bãi bỏ luật chuyển giao công nghệ (MRTP 1969) mà từ lâu đã hạn chế việc chuyển giao kiến thức CNTT của các công ty nước ngoài cho Ấn Độ. Năm 1986, Ấn Độ bãi bỏ các yêu cầu về việc đăng ký hay phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với 27 ngành công nghiệp ưu tiên, trong đó có công nghiệp phần mềm.

Nhìn chung, có thể thấy Chính phủ Ấn Độ có vai trò rất quan trọng trong việc tạo tiền đề cho CNPM phát triển. Ban đầu, thị trường cho CNPM Ấn Độ gần như không có, việc vi phạm bản quyền tràn lan, thiếu nguồn nhân lực và vốn. Chính Phủ Ấn Độ đã nỗ lực hết sức trong việc cải thiện hệ thống pháp luật, bãi bỏ các rào cản CNPM, bắt buộc các doanh nghiệp trong nước sử dụng sản phẩm CNPM của các công ty Ấn Độ sản xuất, tập trung đào tạo nhân lực, đề xuất nhiều dự án kích cầu. Chỉ trong một thời gian ngắn từ 1987 đến 1989, các chính sách hỗ trợ CNPM của chính phủ đã có các tác động tích cực: phong trào sản xuất phần mềm lan rộng trong cả nước, giá thành phần mềm hạ, nguồn nhân lực CNPM tăng.

Có thể thấy, nhờ chiến lược R&D và việc khéo léo tận dụng nguồn nhân lực Ấn kiều, tăng cường liên kết nghiêu cứu với các công ty nước ngoài mà nhiều công ty phần mềm Ấn Độ đã rút ngắn được khoảng cách trình độ công nghệ với các công ty Âu Mỹ từ đó nhận dành được nhiều hợp đồng gia công với nước ngoài. Từ sự nỗ lực của cả phía nhà nước và doanh nghiệp, Ấn Độ đã phát huy được tiềm năng của mình và trở thành một nước có nền CNPM phát triển, khẳng định được vị trí của mình trong ngành CNPM thế giới.

 Chính sách đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Chính Phủ Ấn Độ vẫn đang đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu khoa học. Ngân sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ của Ấn Độ hàng năm lên đến 16%. Trong những năm qua, chính phủ đã không ngừng đầu tư hỗ trợ nghiên cứu cơ bản cho các dự án, hiện đại hóa trang thiết bị, hạ tầng cho các phòng thí nghiệm và

trường đại học, phát triển thêm nhiều trung tâm nghiên cứu mới. Các dự án, chính sách nhằm đẩy mạnh khả năng khoa học công nghệ của Ấn Độ được tiến hành thông qua 5 bước cơ bản: Xây dựng cơ sở hạ tầng; Định hướng lại; Thúc đẩy công nghệ trong nước; Hướng tới sự tự do kinh tế; Khoa học và công nghệ trong tự do kinh tế. Bên cạnh đó, nhằm tạo mọi điều kiện để phát triển khoa học và công nghệ, các thủ tục hành chính và quy định của Chính phủ được nới lỏng và trở nên linh động hơn, mục tiêu hỗ trợ một cách tối ưu nhất cho các nhà khoa học để họ có thể nghiên cứu phát triển ở ngay tại đất nước, tránh tình trạng chảy máu chất xám.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cung cấp 3/5 quỹ R&D cho các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu và hát triển (R&D) phần mềm. Bên cạnh đó, bộ CNTT cũng yêu cầu một số công ty lớn phải bỏ ra tối thiểu 2% doanh thu của mình để đầu tư cho CNTT nếu không sẽ bị rút giấy phép. Đối với các công ty nước ngoài đầu tư sản xuất máy tính, Chính phủ quy định phải cam kết trích 2-5% doanh thu cho quỹ R&D về CNTT. Từ năm 1986, chính phủ bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư mạo hiểm và lập các vườn ươm cho công ty phần mềm, nhờ đó các công ty nhỏ được chia sẻ rủi ro và dễ chấp nhận đầu tư R&D hơn. Tất cả chính sách này làm cho số tiền đầu tư R&D của cả 2 khu vực nhà nước và tư nhân tăng đáng kể.

 Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực:

Một trong những nhân tố quyết định đến thành công của ngành CNPM Ấn Độ chính là nhân tố “con người”. Đây chính là điểm mạnh mà Ấn Độ sẵn có và đã tận dụng triệt để nhằm phát triển ngành công nghiệp này. Hiện nay, Ấn Độ nổi tiếng và được biết đến như một quốc gia có đội ngũ chuyên gia có kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ cao với hơn 1 triệu kỹ sư. Hiện nay, các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là cả Mỹ luôn nhòm ngó và lôi kéo các tài năng CNPM của Ấn Độ.

Để có được điều này, Chính phủ Ấn Độ đã xây dựng và phát triển một hệ thống giáo dục hết sức tiên tiến. Ấn Độ có hệ thống hơn nghìn trường đại học và cao đẳng đào tạo về chuyên ngành CNTT trải rộng khắp cả nước, cùng các cơ sở đào tạo tư nhân uy tín, các trung tâm đào tạo của các doanh nghiệp lớn, các học viện

công nghệ quốc gia được đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhất... Đây chính là yếu tố giúp cho nguồn nhân lực phần mềm của Ấn Độ có một căn bản cực tốt. Ngoài ra, tiếng anh là một lợi thế sẵn có, đây là thứ ngôn ngữ chính thống dùng để giảng dạy, các kỹ sư phần mềm của Ấn Độ ngay sau khi ra trường đã có thể thích nghi và làm việc ngay tại môi trường quốc tế với chất lượng đạt chuẩn toàn cầu.

Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, các kỹ sư phần mềm Ấn Độ được hút ra các thị trường nước ngoài như Mỹ, châu Âu và quay trở lại thị trường Ấn Độ để tạo ra các thế hệ kỹ sư phần mềm mới cho đất nước. Khoảng 70% lãnh đạo trong các công ty phần mềm lớn ở Ấn Độ đều tốt nghiệp các trường đại học tại Mỹ và có nhiều kinh nghiệm làm việc với các hãng phần mềm Mỹ. Nhiều kỹ sư phần mềm tốt nghiệp ở nước ngoài, hoặc đã ra nước ngoài công tác. Nhìn chung chảy máu chất xám không còn là vấn đề đáng lo ngại của Ấn Độ. Những năm qua, Chính sách thu hút và sử dụng nhân tài đúng đắn, nhờ đó đã kéo hàng chục nghìn nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu trở về quê hương xây dựng sự nghiệp. Không chỉ có thế, nhiều sinh viên giỏi ở các nước cũng muốn chọn Ấn Độ như là một nơi lý tưởng để thực tập và tích lũy kinh nghiệm.

Tóm lại, nguồn nhân lực được đào tạo bàn bản vẫn luôn là một trong những nguồn sức mạnh chủ yếu của Ấn Độ.

 Chính sách chống vi phạm bản quyền

Nhằm khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực CNPM và bảo vệ các doanh nghiệp phần mềm trong nước, năm 1994 Ấn Độ đã ban hành Luật bảo vệ bản quyền máy tính áp dụng chế tài nặng đối với các hành vi xâm phạm. Ngoài ra, các doanh nghiệp phần mềm trong và ngoài nước còn thành lập Hiệp hội phần mềm (NASCOM) và Hiệp hội chống vi phạm quyền tác giả (INFAST). Tất cả các quy định về vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ đều được thực hiện nghiêm túc, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp phần mềm trong nước yên tâm sản xuất kinh doanh và được pháp luật bảo vệ.

b. Yếu tố khoa học công nghệ

Ấn Độ đã rất thành công trong việc xây dựng và ứng dụng khoa học công nghệ cao vào các khâu trong quá trình tạo ra sản phẩm.

 Các khu công viên phần mềm hiện đại:

Công nghệ thông tin là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất Ấn độ và góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia tăng trưởng nhanh hơn. Chính phủ Ấn Độ luôn quyết tâm đạt mục tiêu Ấn độ sẽ trở thành siêu cường về công nghệ thông tin, dẫn đầu trong kỷ nguyên công nghệ thông tin. Vì vậy, chính phủ Ấn Độ ngay từ những ngày đầu đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo và nghiên cứu phát triển về công nghệ thông tin để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời cũng thu hút những nhà đầu tư nước ngoài đến đóng đô ở đây.

Các khu công viên phần mềm ( Software Technology Parks-STP) được thành lập từ những năm 1986 nhằm thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ trên cơ sở hệ thống hạ tầng truyền dữ liệu. Trong STP, các doanh nghiệp được phép nhập khẩu hoặc mua từ từ trong nước các trang thiết bị mà không cần bất kỳ loại giấy phép hay khoản thuế nào, các doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu tới 100% vốn công ty và được tự do chuyển vốn đầu tư, lợi nhuận và cổ tức về nước khi hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế. Về mặt hành chính, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu STP được hưởng chế độ phi tập trung hóa và cơ chế một cửa. Các khu công viên phần mềm đầu tiên của Ấn Độ dược xây dựng tại Purn, Bangalore và Bhubaneshwar. Trong đó, Bangalore được coi là trung tâm công nghệ của Ấn độ và được ghi nhận là thành phố dẫn đầu thế giới về đổi mới công nghệ, vượt trên cả nhiều thành phố của Mỹ, Nhật và đông Nam Á. Nơi đây đã trở thành ngôi nhà của nhiều công ty đa quốc gia và được coi là “Thung lũng silicon” thứ 2 thế giới. Theo đánh giá, thành phố công nghệ này đóng góp khoảng 36% trong tổng xuất khẩu phần mềm của Ấn độ.

Với nguồn tài nguyên nhân lực khổng lồ, trong nhiều năm qua hàng loạt các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như IBM, Intel, Dell, Cisco, Sun Microsystems và Oracle đã tìm đến đây để tạo cơ hội hợp tác nghiên cứu và phát triển kinh doanh, bên cạnh đó các công ty công nghệ thông tin lớn của Ấn Độ đang hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới cũng quay trở về đóng đô tại Bangalore, thu hút một lượng lớn tài năng Ấn độ với điều kiện làm việc và mức lương hấp dẫn. Ngay cả những công ty của Ấn độ như TCS, Infosys, Wipro cũng đã xúc tiến xây dựng những trung tâm Nghiên

cứu làm việc tại Bangalore. Ước đoán có khoảng 40% tài năng công nghệ thông tin Ấn độ tập trung ở trung tâm công nghệ này.

 Quy trình quản lý chất lượng cao

Ngành CNPM Ấn Độ có vị trí như ngày nay một phần đó là nhờ vào việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Ngay từ rất sớm, các công ty Ấn Độ đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dưng các quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy mà hầu hết các doanh nghiệp sản xuất phần mềm của Ấn Độ hiện nay đều có những chứng chỉ về quy trình quản lý chất lượng như CMM, ISO. Một nửa trong số các công ty trên thế giới đạt tiêu chuẩn CMM cấp 5 (cấp cao nhất) là các công ty Ấn Độ. Nhờ vậy các sản phẩm phần mềm của Ấn Độ được viết đến là những sản phẩm có chất lượng tốt và giá trị cao.

c. Yếu tố thị trường tiêu thụ toàn cầu

Yếu tố thị trường là yếu tố quan trọng bởi lẽ nó giúp sản phẩm lưu thông trong chuỗi một cách thuận lợi, là động lực để tạo ra nhiều sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế. Ấn Độ đã sớm xây dựng được các thị trường tiêu thụ lớn, thông qua các sản phẩm chất lượng, thông qua sự nhạy bén nắm bắt nhu cầu mới, thông qua việc xây dựng uy tín và niềm tin đối với khách hàng quốc tế…

Ấn Độ hiện nay đã xuất khẩu phần mềm sang hơn 100 quốc gia, 2/3 trong số đó được xuất sang thị trường Mỹ. Trong đó, thị trường Nhật Bản, trước đây vốn được coi là thị trường trọng tâm của Ấn Độ, thì nay chiếm khoảng 3%. Lý do chính khiến Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu phần mềm lớn nhất của Ấn Độ là do: Thứ nhất thị trường Mỹ là thị trường phần mềm lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50% tổng doanh số phần mềm thế giới. Thứ hai, các công ty CNTT và dịch vụ tài chính của Mỹ đã năng động hơn các đối tác Châu Âu trong việc tận dụng lợi thế các dịch vụ thuê ngoài. Thứ ba, ngay sau những chuyển biến đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Mỹ là nước phát triển chính sách nhập cư thông thoáng nhất, khuyến khích lao động đổ vào nước này khiến lượng Ấn kiều tại Mỹ tăng mạnh. Cuối cùng, đó chính là sự hấp dẫn của thị trường Mỹ đối với các doanh nghiệp Ấn Độ, rất nhiều

lập trình viên người Ấn Độ Đã được đào tạo tại Mỹ vì vậy họ hiểu thị trường này hơn ai hết. Hơn nữa, rất nhiều liên doanh giữa hai nước đã ra đời ngay từ đầu những năm 1990, giảm bớt rào cản thương mại và tạo lợi thế xuất khẩu.

Bên cạnh thị trường Mỹ, thị trường Châu Âu, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển như Đức, Anh, Pháp cũng là thị trường phần mềm lớn của Ấn Độ, chiếm khoảng 21%. Thị phần của thị trường này vẫn không ngừng tăng thêm do các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ muốn đa dạng hóa các thị trường, tránh bị lệ thuộc vào thị trường Mỹ. Ngoài ra, thị trường các nước khu vực Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản cũng đang thu hút sự chú ý của các nước doanh nghiệp Ấn Độ.

Bảng 2.4. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu phầm mềm Ấn Độ

Đơn vị: % Thị trường 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 Mỹ 68,30 67,18 61,4 60 EU 23,10 25,13 30,10 31 Các nước khác 8,60 7,69 8,50 9

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w