Tổng quan thị trường caosu thế giới

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 34)

Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo là nguồn nguyên liệu không thể thay thế trong nhiều lĩnh vực: sản xuất ôtô, đồ chơi, y tế, dụng cụ thể thao…Trong đó ngành công nghiệp săm lốp tiêu thụ gần 70% lượng cao su tự nhiên được sản xuất. Trong thời gian qua với sự phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ…đã kéo theo nhu cầu đối với các sản phẩm làm từ cao su tăng lên. Do đó, tăng trưởng kinh tế thế giới luôn gắn liền với việc gia tăng nhu cầu đối với cao su.

Biểu đồ 2.1: Sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên của thế giới 2000-2010

Nguồn: International Rubber Study Group (IRSG), IMF, 2010 Trong giai đoạn 1975-2007, diện tích cao su thế giới chỉ tăng được 1,4 lần, từ 7,15 triệu ha năm 1975 đã đạt mức 10,3 triệu ha năm 2007. Nhưng nhờ các biện pháp cải tiến năng suất, sản lượng đã tăng đến gấp 3 lần, từ 3,3 triệu tấn năm 1975 tăng đến 9,725 triệu tấn năm 2007 và gần 10 triệu tần năm 2011. Theo nhóm nghiên cứu cao su quốc tế International Ruber Study Group (IRSG), có tới 78% cao su thiên nhiên thế giới được sản xuất bởi các nhà sản xuất quy mô nhỏ (cao su tiểu điền).

Bảng 2.1. Sản lượng cao su tự nhiên của một số quốc gia trên thế giới Nước xuất khẩu 2009 (nghìn tấn) 2010 (nghìn tấn) Thay đổi

Thái Lan 3.164 3.275 2.80% Indonesia 2.440 2.592 6.20% Malaysia 857 1.000 16.70% Ấn Độ 820 844 2.90% Trung Quốc 643 641 -0,30 Nguồn: ANRPC, 2010

Theo số liệu của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), cây cao su nguyên liệu chính tạo ra lượng cao su tự nhiên cho toàn thế giới được trồng phần lớn tại khu vực Đông Nam Á, tập trung chủ yêu ở các quốc gia bao gồm Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Phillipin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Các nước này sản xuất cao su tự nhiên với tổng sản lượng chiếm khoảng 94% sản lượng toàn thế giới. Trong đó, Thái Lan là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất cao su tự nhiên và đạt 3 triệu tấn năm 2010, chiếm khoảng 33% sản lượng cao su toàn thế giới, tiếp theo là Indonesia với 25% thị phần, Malaysia là 8,9% thị phần. Năm 2011, sản lượng cao su tự nhiên toàn thế giới tăng lên 10,06 triệu tấn, diện tích trồng tăng thêm khoảng 203.000 ha và năng suất tăng thêm 43 kg/ha. Dự kiến nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ tăng 3,8% và nhu cầu cao su tổng hợp tăng 6,4% trong năm 2012. Như vậy, ngoại trừ năm 2009, sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên toàn thế giới liên tục có sự tăng trưởng vững chắc với mức tăng trưởng bình quân 4,54%/năm trong giai đoạn 2000-2010.

Biểu đồ 2.2: Đồ thị sản lượng cao su tự nhiên của khối ANRPC 2004-2010

Đóng góp lớn vào sự gia tăng sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên đến từ khu vực châu Á, cụ thể là 2 nền kinh tế mới nổi là Trung Quốc và Ấn Độ. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ôtô, đặc biệt là ô tô giá rẻ tại hai quốc gia này đi kèm với sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế khiến nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên gia tăng nhanh chóng.

Những năm gần đây, mặc dù sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ đã tăng lên khá nhanh, góp phần làm gia tăng nguồn cung cao su cho thị trường thế giới, giảm bớt tình trạng khan hiếm. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa, thực tế lượng cao su Trung Quốc tiêu thụ nội địa gấp 5 lần lượng mủ sản xuất ra, còn nguồn cung tại Ấn Độ cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 90% nhu cầu tại quốc gia này. Sản lượng sản xuất cao su tự nhiên của Việt Nam cũng chỉ chiếm khoảng 7% thế giới nên thời gian tới nguồn cung cao su tự nhiên vẫn phụ thuộc khá lớn vào sản lượng tại 3 quốc gia sản xuất chính là Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Nhìn chung, có thể thấy ngành cao su thiên nhiên vẫn là ngành quan trọng và thị trường tiêu thụ quốc tế vẫn rộng lớn.

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w