Liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị của mỗi quốc gia có tác dụng đảm bảo chất lượng toàn chuỗi, xây dựng các khối liên kết ngành. Một khi khối liên kết ngành đã được xác lập thì các ngành sẽ hỗ trợ được cho nhau, những mối liên hệ chặt chẽ trong khối liên kết ngành sẽ mang đến sức cạnh tranh mới cho ngành đó, giúp nó có khả năng duy trì lợi thế thay vì bị các quốc gia khác chiếm mất lợi thế này.
Căn cứ vào vai trò quan trọng của liên kết ngành, các doanh nghiệm trong nước cần tăng cường đẩy mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết để tăng cường sức mạnh khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhanh chóng khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, manh mún và thiếu sự liên kết giữa các tác nhân khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Liên doanh và liên kết giữa các doanh nghiệp thành tập đoàn xuất khẩu có thể tiến hành liên kết theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang tùy tính chất của từng công đoạn sản xuất và các doanh nghiệp tham gia:
Liên kết theo chiều dọc giúp các khâu trong quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và mang lại sản phẩm chất lượng cao hơn cho khách hàng. Việc đảm bảo đầu ra cho sản phẩm sẽ giúp các mắt xích trướng đó trong chuỗi yên tâm sản xuất, bên cạnh đó việc cung cấp nguyên liệu cho khâu tiếp theo thuộc cùng hệ thống sẽ đòi rằng buộc về chất lượng phải đảm bảo, hơn nữa cũng sẽ có những ưu đãi dành riêng trong nhóm liên kết. Liên kết dọc phù hợp với những ngành chủ yếu sử dụng
các nguồn lực nội địa, có đủ điều kiện tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, chấ lượng cao để đến tay khách hàng quốc tế như: gạo, hoa quả tươi, đồ thủ công mỹ nghệ…
Liên kết theo chiều ngang giúp tạo nên lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Điều này đặc biệt quan trọng với nước ta do từ trước đến nay các doanh nghiệp trong nước vẫn quen với tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít do đó lợi thế cạnh tranh kém, khó có thể trở thành đối tác trực tiếp với các công ty xuyên quốc gia, các hãng lớn ở nước ngoài.