Năng lực tham gia và cạnh tranh của các tác nhân vào chuỗi giá trị toàn cầu

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 80)

cầu còn nhiều hạn chế

Năng lực cạnh tranh là một yếu tố quan trọng giúp cho một doanh nghiệp hay quốc gia có thể đưa sản phẩm của mình ra thế giới và chiếm được một vị trí nhất định trong thị trường quốc tế. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh còn kém. Năng lực cạnh tranh kém thể hiện ở các mặt:

Thứ nhất: Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém:

Đội ngũ những người nắm giữ vị trí đầu tầu quan trọng điều hành doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp, giám đốc, cán bộ quán lý còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kỹ năng quản lý doanh nghiệp. Một bộ phận không nhỏ chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về quản lý và kinh doanh, còn thiếu nhiều kiến thức về kinh tế xã hội, về quản trị kinh doanh và đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Do đó, một khuynh hướng dễ dàng nhận thấy là các doanh nghiệp vẫn hoạt động quản lý dựa theo kinh nghiệm, thiếu tầm

chiến lược dài hạn, thiếu kiến thức và kỹ năng trên nhiều phương diện: Chiến lược cạnh tranh, quản lý tổ chức, xây dựng và phát triển thương hiệu, ứng dụng công nghệ thông tin.v.v…Việc thiếu kiến thức và kỹ năng kinh doanh dẫn đến nhiều rủi ro và thất bại khi tham gia thị trường thế giới.

Thứ hai: Do năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. So với các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipin thì giá thành các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra thường cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công thuộc loại thấp so với các nước khác trong khu vực.

Thứ ba: Năng lực cạnh tranh về tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất yếu kém. Nhìn chung quy mô vốn và năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé, kém tính hiệu quả và bền vững. Mặc dù số lượng doanh nghiệp nghiệp vẫn tăng lên nhưng quy mô vẫn chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê thì số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 44,1%, quy mô lao động dưới 10 người chiếm 46,6%.

Thứ tư: Nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp về pháp luật còn nhiều hạn

chế. Có không ít các doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, trong đó phổ biến là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hóa và sở hữu công nghiệp, tâm lý làm ăn nhỏ lẻ manh mún vẫn còn phổ biến.

Thứ năm: Phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa xây dựng được

các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Khả năng nắm bắt và tiếp cận thị trường mới còn nhiều vấn đề. Theo kết quả khảo sát của Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam, chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp là thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài và đây phần lớn là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu; Có khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài không thường xuyên và khoảng 20% doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiến hành các hoạt động tìm hiểu thị trường nước ngoài.

Như vậy, để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, cạnh tranh được với các doanh nghiệp bên ngoài thì các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để tăng năng lực cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w