Trên thế giới cao su tự nhiên có thể được giao dịch cả theo kênh trực tiếp và qua các kênh trung gian. Các nước nhập khẩu cao su chủ yếu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…không những mua trực tiếp từ các nước sản xuất mà còn mua qua các thị trường trung gian như Singapore, Malaysia…
Có 3 kiểu kênh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao su ở các đồn điền trồng cao su châu Á:
(1) Người sản xuất (người hoặc doanh nghiệp trồng cao su) có thể đưa sản phẩm thô của mình trực tiếp đến các nhà máy và xưởng chế biến trong nước;
(2) Người sản xuất mủ cao su bán sản phẩm của mình cho người thu gom, sản phẩm qua các xưởng sơ chế sau đó mới đến các nhà máy chế biến
Xưởng sơ chế
Sản xuất Bán Bán Chế Xuất Tiêu
Cao su tiểu buôn buôn biến khẩu dùng
Điền nhỏ lớn cao su
GPCs
Hình 2.1. Kênh tiêu thụ cao su của những người sản xuất cao su tiểu điền
Nguồn : Đinh Văn Thành, 2000 Các nhà sản xuất cao su có thể cung cấp cao su cho người tiêu thụ ở nước nhập khẩu thông qua các nhà buôn trung gian hoặc qua các nhà môi giới. Trong một số trường hợp, nhà sản xuất có thể bán trực tiếp cho khách hàng tiêu thụ (thường là các công ty sản xuất lốp xe lớn).
Thị trường cao su nguyên liệu
Thị trường cao su chế biến
Môi giới Tiêu dùng
nội địa Môi giới
Sản xuất
Người buôn bán
Bán trực tiếp cho người tiêu dùng nước ngoài
Người buôn bán
Tiêu dùng nước ngoài
Hình 2.2. Kênh xuất khẩu cao su thiên nhiên
Các hợp đồng kỳ hạn đối với cao su tự nhiên được trao đổi chủ yếu tại Singapore (Sicom), Tokyo (Tocom) và Osaca (OME).
Khoảng 2/3 lượng cao su tự nhiên được sử dụng cho lốp xe, đặc biệt cho sản xuất lốp xe tải hạng nặng, 1/3 còn lại được sử dụng cho các sản phẩm chung, một phần lớn sử dụng sản xuất phụ tùng ôtô. Vì vậy, 3 Công ty lốp lớn – Brigetone, Goodyear, Michelin và 3 công ty lốp tầm cỡ trung bình – Continental, Pirelli và Yokohama chiếm vị trí quan trọng trong tiêu thụ cao su tự nhiên. Cả 6 Công ty và một vài công ty khác đã mua văn phòng ở Singapore và lập các đại lý tại các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên.