Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 107)

Các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu cho mặt hàng của mình, đây được coi là nhiệm vụ lâu dài nhưng vô cùng cần thiết nhằm mục tiêu xác định vị trí của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Một thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường cũng như tăng sức cạnh tranh khi thị trường mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia. Vì thế, việc xây dựng thương hiệu một cách chuyên nghiệp, theo chuẩn mực quốc tế là yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp Việt Nam để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Khi có được thương hiệu, hàng Việt Nam sẽ được biết đến nhiều hơn và sẽ khắc phục được tình trạng xuất khẩu qua trung gian.

Trước hết, doanh nghiệp cần nhận thức rõ ý nghĩa của việc quảng bá và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường trong nước và nước ngoài. Cần có nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu, xem thương hiệu là tài sản quí của doanh nghiệp cần phải bảo vệ, quảng bá và phát triển nó, coi việc phát triển thương hiệu là việc sống còn của doanh nghiệp, là hoạt động mang tính chiến lược trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, các doanh nghiệp khi tiến hành chiến lược xây dựng và định vị thương hiệu cho doanh nghiệp mình cần phải xuất phát từ việc thấu hiểu thị trường và người tiêu dùng. Điều này giúp các doanh nghiệp đáp ứng được đúng với nhu cầu thị trường, dần tham gia sâu rộng hơn và tạo được hình ảnh cho doanh nghiệp mình tại thị trường đó.

Thứ ba, doanh nghiệp cũng cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư nâng cấp đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu

mã đẹp, giá phù hợp với thị hiếu trên từng phân khúc thị trường nhằm tạo ra hình ảnh đẹp về thương hiệu sản phẩm của mình. Khi doanh nghiệp đã tạo dựng được thương hiệu thì cần tiến hành ngay công tác đăng ký thương hiệu ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài và cả ở thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp sắp hướng tới để tránh các trường hợp thương hiệu bị đánh cắp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tích cực tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước nhằm quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng, không ngừng mở rộng mạng lưới bán hàng, không ngừng bảo vệ và nâng cao uy tín thương hiệu.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hoá, nhiều quốc gia đã tận dụng được những lợi thế cạnh tranh vốn có của mình, cùng với những tiến bộ khoa học công nghệ tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia thị trường chậm hơn so với nhiều nước nhưng chúng ta cũng không thể đứng ngoài xu hướng này mà phải tham gia, phải lựa chọn cho mình một cách thức tham gia đúng để phát triển. Cách thức đó chính là Việt Nam cần vươn lên để phát triển ở khâu đầu và khâu cuối của mỗi chuỗi giá trị. Đó cũng chính là sự lựa chọn tất yếu để thoát khỏi tụt hậu và lệ thuộc, chỉ có tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu chúng ta mới có thêm cơ hội mở rộng thị trường, khai thác được lợi thế so sánh, tiếp thu hiệu quả sự chuyển giao vốn, công nghệ và kiến thức kinh doanh hiện đại.

Từ việc đi phân tích kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ trong một số ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tương tự hay triển vọng trong tương lai cho ta thấy việc tham gia thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu hay không phụ thuộc phần lớn vào sự nỗ lực và cố gắng Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước. Từ những kinh nghiệm trong việc tham gia chuỗi giá trị của các nước, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho Việt Nam, nhóm nhóm giải pháp từ góc độ chính phủ và góc độ doanh nghiệp. Với những giải pháp và chính sách đồng bộ, hi vọng Việt Nam sẽ sớm đóng góp nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trên đây là toàn bộ nội dung của luận văn với đề tài “Chuỗi giá trị toàn cầu (Global value chain – GVC), kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam”. Mặc dù đã cố gắng hết sức, tuy nhiên do hạn chế về thời gian nghiên cứu và nguồn tài liệu do đó nội dung không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những đóng góp và ý kiến của thầy cô và bạn đọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bích Diệp, Phát triển công nghiệp phụ trợ: Nói khá nhiều, làm rất ít, DVT 2011 http:// d v t . v n/ 2 011081207372 1 30 0 p117c69/ph a t-trien-co n g - n g hiep-phu-t r o-noi- kha-nhie u-la m-rat-it. ht m

2. Cục xúc tiến thương mại, Thị trường dệt may toàn cầu 2009: Một số xu hướng chính, 2009

http://www . v ie t rade . g o v . v n/d t - may - v a- n g uye n -liu/1029-th-tr n g -dt - m ay - toan-cu- 2009-mt-s-xu-hn g-chinh. ht ml

3. Đinh Văn Thành, Kinh nghiệm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng nông sản, NXB Thanh Niên, Hà Nội 2010

4. Đinh Văn Thành, Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, NXB Công thương, Hà Nội 2010

5. Hà Văn Sự, Nâng giá trị hàng xuất khẩu: Nhiều việc cần làm ngay, Website WTO Việt Nam, 2010

http://wto. nciec. go v. vn/ Lists/Ho tNews_ vn/Dis pForm. aspx? ID =145

6. Hoàng Khắc Tuấn, Xuất khẩu CSTN của Malaysia có thể tăng 10% trong năm 2011, Website Thông tin thị trường cao su, 2011

http://thitruo n g caosu . net/2011/ 0 5/05/xua t - k h a u-cao-su-thien-nhien-cua- m

alaysi a -co-the-ta n g -10-t r o n g -n a m -2011/

7. Hồ Trung Thanh, Quan điểm và định hướng phát triển xuất nhập khẩu nhằm phát triển bền vững ở VN thời kỳ 2011-2020, 2011

8. Lê Đăng Quang, Báo cáo phân tích ngành cao su tự nhiên, VTS 2011 9. Nguyễn Duy Nghĩa, 10 bất cập trong xuất khẩu, Vnexpress, 2010

10. Nguyễn Minh Phong, Doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, Báo tài chính điện tử, 2012

http://www . taichinhdientu . v n/H o m e/Do a n h - n ghiep-Viet-N a m -tro n g -chu o i - g ia- tri-

g ia-t an g -toan-cau/200 9 7/53862 . dfis

11. Nguyễn Nam, Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam, IAP 2012 http://www. iap. edu. vn/?p =d &id= 147

12. Nguyễn Tuấn Quang, Ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ, Hanoi 2010

13. Quỳnh Trang, Chuỗi giá trị toàn cầu: Rất ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia, Báo Lao động, 2011

http://laodon g. co m. vn/T in-Tuc/Rat-it-doa nh-n ghiep-V iet-Na m-tha m- gia/ 56607 14. Trí Việt, Báo cáo ngành cao su tự nhiên, VTS 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Tạp chí kinh tế và dự báo, Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Tạp chí Sô 11, 2009

16. Vĩnh Hồng, Tương lai ngành dệt may Thái Lan nằm ở công nghệ mới và thân thiên với môi trường, Vinatex 2009

Tiếng anh

1. Business Times, The rise of the Indian software industry, 2009

2. Gary Gereffi & Karina Fernandez-Stark, Global value chain analysis: A primer, Center on Globalization, Governance & Competitiveness USA, 2011

3. Department of statistics Malaysia, National Rubber Statistics, 2010

4. Rapheal Kaplinsky và Mike Morris, Hand book for value chain research, 2000 5. Reed tradex, Thailand garment& textile industry, Market intelligence Report,

2011

6. Source Asean, Thailand textile and Apparel Industry profile, 2010

7. Thomas Brandt & Schvonne Choo, Market Watch 2010 – The Rubber Sector, Malaysian-German Chamber of Commerce & Industry, 2010

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 107)