Đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 102)

Khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng đối với việc tham gia và chuỗi giá trị toàn cầu của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, việc đầu tư cho ứng dụng phát triển khoa học công nghệ là hết sức cần thiết và cần được ưu. Cụ thể:

Thứ nhất, Chính phủ cần có chính sách kết hợp đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, nhập khẩu bằng sáng chế phát minh ở nước ngoài và tự phát triển, sáng tạo công nghệ tiên tiến trên nền tảng các công nghệ nhập khẩu. Đối với quốc gia đang trong quá trình phát triển như Việt Nam thì nhập khẩu công nghệ tiên tiến ở nước ngoài là phương pháo vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí nếu lựa chọn hiệu quả được những công nghệ có mức độ tiên tiến thích hợp với giá thành hạ trong quá trình nhập khẩu. Đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và phối hợp nghiên cứu triển khai, nhằm sớm tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến trên thế giới, giúp rút ngắn khoảng cách trong quá trình sản xuất chế biến, quản lý v.v…Nhằm tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm xuất khẩu.

Thứ hai, Chính phủ cần xây dựng trung tâm công nghệ cao nhằm thu hút đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia, từ đó từng bước rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước trong khu vực.

Thứ ba, Cần phát triển thị trường khoa học, công nghệ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới thường xuyên và tăng tính thanh khoản các nguồn vốn đầu tư cho R&D, đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ.

Ngoài ra, chính phủ cần xây dựng cơ chế khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, áp dụng và đổi mới thường xuyên các công nghệ hiện đại.

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w