Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 67)

toàn cầu

a. Yếu tố môi trường, thể chế, chính sách

Đối với một quốc gia, yếu tố môi trường thể chế chính sách càng hoàn chỉnh và đồng bộ, định hướng đúng đắn và có nhiều hỗ trợ cho các doanh nghiệp sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho ngành trong quá trình phát triển và cạnh tranh với bên ngoài. Ngành công nghiệp dệt may ở Thái Lan bao gồm một loạt các hoạt động và quá trình sản xuất, nó cung cấp công ăn việc làm cho hơn 1 triệu người, là ngành sử dụng lao động lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất của Thái Lan. Hơn nữa, việc xuất khẩu thành công của ngành dệt may đã đem lại nguồn thu ngoại hối đáng kể cho đất nước. Ngành công nghiệp dệt may Thái Lan phát triển nhanh chóng trong những năm qua dựa trên một loạt các chính sách hỗ trợ của chính phủ nhằm khuyến khích sự phát triển ngành.

Năm 2008, chính phủ Thái Lan đã đầu tư 72,70 tỷ USD nhằm phát triển hệ thống máy móc và công nghệ cho ngành may mặc. Viện Dệt may Thái Lan (THTI) có nhiệm vụ cải tiến và nâng cấp máy móc và công nghệ bằng cách tăng quỹ lên 145,5 triệu USD để đầu tư công nghệ cao cấp hàng may mặc và dệt may, do đó những công nghệ tiên tiến này dần chuyển đổi vai trò của Thái Lan hướng tới mục tiêu đi từ sản xuất thiết bị gốc (OEM) để sản xuất thiết kế gốc (ODM) và cuối cùng là nhà sản xuất (OBM) trong vài năm tới.

Bên cạnh đó, nhiều dự án được hỗ trợ và xây dựng nhằm phát triển ngành dệt may cũng được triển khai. Viện Khoa học và Công nghệ, nghiên cứu và Phát triển" (IST) của Đại học Chiang Mai đã phát triển hai dự án sáng tạo để cung cấp hỗ trợ và tư vấn cho các nhà sản xuất dệt may địa phương:

Dự án đầu tiên, được gọi là "Nâng cao chất lượng ngành Dệt may Thái Lan” được hỗ trợ bởi Bộ giáo dục Thái Lan. Mục đích của nó nhằm hỗ trợ các lao động trong ngành sản xuất dệt may thuộc 17 tỉnh miền Bắc Thái Lan phát

triển các kỹ năng của họ trong từng khâu sản xuất khác nhau. Sản xuất tại các địa phương đang phải đối mặt với một số vấn đề trong các bước sản xuất khác nhau như sản xuất, nhuộm sợi, xử lý nước thải, thiết kế và tiếp thị các loại vải và quản lý kinh doanh nói chung. Những vấn đề này đã cản trở sự phát triển chất lượng các sản phẩm dệt may của địa phương khi cạnh tranh với thị trường toàn cầu. Dự án được thực hiện thông qua nhiều hoạt động, một trong số các hoạt động nghiên cứu và phát triển bền vững như tạo màu nhuộm mới thân thiện với môi trường, sử dụng thuốc trừ sâu không gây độc cho cây bông, phương pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm cho sản xuất, thiết kế, nghiên cứu quá trình đào tạo và phát triển một tiêu chuẩn chất lượng. Dự án đồng thời cũng đang xây dựng một mạng lưới cộng đồng với hình thức hoạt động như là một diễn đàn "trung tâm kiến thức" để mọi người trao đổi kiến thức kinh nghiệm về thực hành và quản lý một cách tốt nhất.

Dự án thứ hai, phối hợp với Khoa Quản trị Kinh doanh (FBA) thành lập "Trang chủ dệt may Thái Lan" (EU-HT). Mục đích của dự án sáng tạo này là nâng cao phát triển kỹ năng trong lĩnh vực xuất khẩu và để giúp các nhà cung cấp, xuất khẩu tại các địa phương có thể tìm thấy cơ hội xuất khẩu. Các thị trường mục tiêu chính cho dự án này là tập chung vào thị trường Liên minh châu Âu. Các phương pháp làm việc của IST bao gồm một sự kết hợp của các hoạt động như hội thảo, hội thảo, xây dựng năng lực, đào tạo kỹ thuật, nghiên cứu chuỗi giá trị, nghiên cứu thị trường, đối thoại với các bên liên quan và nghiên cứu thí điểm.

 Chính sách phát triển công nghiệp dệt may xanh:

Chính phủ Thái Lan có chính sách hướng ngành công nghiệp dệt may của Thái Lan phát triển thành một ngành công nghiệp bền vững hay “sản phẩm xanh”.

Hàng năm, Thái Lan xuất khẩu hơn 7,2 tỷ USD giá trị của sản phẩm may mặc, khoảng 10% trong số đó là các mặt hàng dệt may thân thiệt với muôn trường “Green”. Hiện nay, Thái Lan dẫn đầu các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho các sản phẩm Green, trong khi các nước như Nhật

Bản, Đài Loan, các nước Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc đã rất xuất sắc trong lĩnh vực này phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường..

Từ định hướng phát triển trên, Viện Dệt may Thái Lan (THTI) được thành lập với nhiệm vụ chính nhằm hỗ trợ và phát triển dệt may Thái Lan và các ngành công nghiệp may mặc với mục tiêu hướng tới phát triển bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Dự án "Xây dựng năng lực sản xuất thân thiện với môi trường và Mạng lưới Công nghiệp Dệt may (Carbon Footprint)" theo đó các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp dệt may ở Thái Lan tham gia chuỗi cung ứng đã được hỗ trợ trong việc chuẩn bị dữ liệu đánh giá phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và carbon từ khâu đầu đến khâu cuối cùng trước khi xuất khẩu (thị trường nước ngoài chính là châu Âu và Mỹ) cũng như các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả để giảm phát thải khí nhà kính. Dự án cũng xây dựng một mạng lưới các nhà sản xuất dệt may Thái Lan với các sản phẩm thân thiện môi trường cùng các đại diện từ những người phân phối lớn và bán lẻ nước ngoài.

Có 18 nhà máy dệt may tham gia dự án trong THTI Carbon Footprint với nhiều khâu sản xuất khác nhau: ngành công nghiệp thượng nguồn, quay tơ, sản xuất vải cho vùng hạ lưu, các nhà sản xuất hàng may mặc và dệt may. Nhiều nhà sản xuất đã xuất khẩu được các sản phẩm chất lượng cao ra thế giới, trong đó một số nhà sản xuất đã thực hiện việc cung cấp sản phẩm của họ cho các công ty nổi tiếng như Nike, Adidas, và Wacoal.

 Mục tiêu trở thành kinh đô thời trang của Đông Nam Á

Ngoài chính sách phát triển ngành dệt may xanh nhằm nâng cao chất lượng và giá trị cho sản phẩm của mình. Thái Lan cũng hướng tới khâu thiết kế sản phẩm trong chuỗi giá trị, Trung tâm Phát triển sản phẩm thời trang được Hiệp hội dệt may Thái Lan đề xuất chính phủ thành lập nhằm bắt đầu nghiên cứu và phát triển, tổ chức các hội thảo về các mô hình, kỹ thuật may, công nghệ phù hợp và có một phòng chuyên nghiệp cho các hoạt động kinh doanh. Nó có thể giúp các công ty dệt may cạnh tranh hơn như là một phần nỗ lực hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm thời trang của Asean của Thái Lan. Trung tâm dự kiến sẽ được quản lý bởi khu vực tư nhân hoặc hoạt động như một tổ chức độc lập.

Ban đầu, trung tâm cần kinh phí 182 triệu baht cho hoạt động 5 năm. Các nhà xuất khẩu dùng hệ thống các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) có thể sử dụng trung tâm để phát triển các sản phẩm của mình. Nó sẽ giúp các công ty Thái Lan nâng cấp sản phẩm và thương hiệu của mình để phục vụ khách hàng tốt hơn.

b. Yếu tố khoa học công nghệ

Ngành dệt may Thái Lan được yêu cầu sử dụng công nghệ cao, các máy móc thiết bị in ấn liên quan đến việc in ấn, nghệ thuật đồ họa trong ngành công nghiệp dệt may đều mới và hiện đại. Trong năm 2010, nhập khẩu máy móc in ấn cho may mặc và dệt may là khoảng 895 triệu USD, tăng 29% so với năm 2009. Nhập khẩu chính là từ Nhật Bản tiếp theo là Trung Quốc, Singapore, Đức, Malaysia, Indonesia, Ireland, của United stateds và Đài Loan.

Việc sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm mang tính đột phá và thân thiện với môi trường là yếu tố rất cần thiết để ngành dệt may Thái Lan có thể cạnh tranh với các quốc gia khác trên thị trường thế giới, đặc biệt là với những nước được hưởng sự ưu đãi từ các hiệp định tự do thương mại. Nhờ việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất mà những sản phẩm dệt may này đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân lẫn doanh nghiệp. Những sản phẩm mới và thân thiện với môi trường của Thái Lan đang được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng phải kể đến như khăn trải giường chống bụi và vi khuẩn; áo khoác ngoài nano để giữ ấm; nylon chống khuẩn dùng trong quần áo, tất, mũ; băng khuỷu tay và đầu gối có chứa thảo dược; tấm pad cellulose để cầm máu; polyester pha than dừa nhằm tăng tính hút ẩm và tạo mùi hương tự nhiên; xơ nhân tạo dùng thay thế kim loại trong quần áo bảo hộ…

Bên cạnh việc cải thiện kỹ thuật công nghệ dệt may, các nhà máy của Thái Lan còn quan tâm đến sức khoẻ tiêu dùng, sở thích và xu hướng thời trang của khách hàng. Chính vì vậy, các kỹ thuật mới, thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏa cho người tiêu dùng không ngừng được nghiên cứu, phát minh tại quốc gia này. Ví dụ như những sản phẩm áo khoác sử dụng công nghệ năng lượng mặt

trời có khả năng đo được nhịp tim hay những loại vải chống muỗi được làm tự sợi chứa thảo dược.

Không chỉ tạo ra các sản phẩm an toàn với người sử dụng, các nhà máy dệt may cũng phải đảm bảo quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, với việc phát triển công nghệ tẩy, nhuộm, in và hoàn thiện vải sạch đã giúp Thái Lan trở thành một trong những nước có ngành dệt may đứng đầu Đông Nam Á về độ thân thiện với môi trường. Các nhà máy dệt của Thái Lan đã xây dựng những mô hình xử lý nước thải và hoá chất mang tên CT (công nghệ sạch). Những mô hình này không chỉ an toàn mà còn giúp tiết kiệm chi phí tái xử lý chất thải. Ví dụ như nhà máy nhuộm và hoàn tất vải Thanapaisal R.O.P, trước khi áp dụng công nghệ EU- Flower, một trong những công nghệ xử lý nước thải mới nhất tại Thái Lan hiện nay, thay vì tốn 6,7 triệu Baht mỗi năm cho công việc tái xử lý chất thải thì họ chỉ việc chi ra hơn 1,2 triệu Baht.

Thái Lan có hiệp hội Các nhà máy tẩy, nhuộm, in và hoàn thiện vải (ATDP) với 134 thành viên chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và lớn. Hiệp hội thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về công nghệ sạch cho các thành viên. Trong tương lai 100% các thành viên sẽ áp dụng những mô hình xử lý nước thải và chất hoá học tiên tiến nhất hiện nay.

Nhìn chung, những sản phẩm sạch sẽ có chỗ đứng tại các thị trường hàng đầu thế giới như Mỹ, Châu Âu và sắp tới sẽ mở rộng thị trường ra các nước khác. Chính vì thế đầu tư về công nghệ sẽ khiến hàng dệt may Thái Lan có chỗ đứng vững chắc trên thị trường các nước.

c. Yếu tố thị trường tiêu thụ toàn cầu

Những năm gần đây, trị giá xuất khẩu của ngành công nghiệp dệt may Thái Lan vẫn tăng trưởng ổn định. Chính phủ ngày càng nỗ lực hơn trong việc phát triển giá trị gia tăng trong các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thân thiện với môi trường, cái hiện đang chiếm khoảng 10% trị giá xuất khẩu dệt may của Thái Lan.

Năm 2010, xuất khẩu dệt may Thái Lan đạt 3,21 tỷ USD, tăng 8,7% so với năm ngoái. Nếu phân biệt theo mặt hàng thì trị giá hàng may mặc xuất khẩu là 88 triệu USD, tiếp theo là các loại vải dệt và sợi đạt 78,9 triệu USD, sợ tổng hợp sợi

và xơ staple là 23,6 triệu USD, dệt may hộ gia đình đạt 11.6 triệu USD, hàng thêu ren tương ứng 4,6 triệu USD.

Hiện Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Thái Lan, năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu sang mỹ đạt 1,421 tỷ USD, tiếp theo là liên minh châu Âu EU (1,262 tỷ USD) và Nhật Bản (451 triệu USD), xuất khẩu sang Asean đạt 1,015 tỷ USD.

Bảng 2.5. Các thị trường xuất khẩu dệt may chính của Thái Lan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: SourceAsean, 2010 Bên cạnh những thị trường chính với những sản phẩm xuất khẩu chủ đạo, ngành dệt may Thái Lan cũng không ngừng tìm kiếm thêm các thị trường xuất khẩu mới, sáng tạo các sản phẩm dệt may có giá trị gia tăng cao hơn và đáp ứng nhu cầu của các thị trường quốc tế. Hiện tại, Thái Lan đang hướng tới ASEAN như là thị trường tiềm năng để phát triển.

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 67)