Các chính sách, chiến lược phát triển còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 83)

Trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách xuất, nhập khẩu thời kỳ 2001-2010, chúng ta vẫn chủ yếu thiên về số lượng, duy trì mô hình tăng trưởng theo chiều rộng quá lâu, chưa có sự quan tâm đúng mức đến yếu tố chất lượng tăng trưởng. Nhiều chỉ tiêu được đưa ra trong chiến lược xuất nhập khẩu không thực hiện

được, như chỉ tiêu về cân bằng xuất nhập khẩu vào năm 2010, chỉ tiêu nhập khẩu trên 40% công nghệ nguồn, chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng chế biết, công nghệ, lao động chất lượng cao…Bênh cạnh đó, chúng ta vẫn chưa có cơ chế chính sách hợp lý nhằm chia sẻ các lợi ích và hạn chế các rủi ro của hoạt động xuất khẩu. Một ví dụ đó là trong hoạt động xuất khẩu nông sản, các đầu nậu thu gom nông sản thì ép giá đối với nông dân, các công ty vật tư sản xuất nâng nghiệp nâng giá để trục lợi, các công ty môi giới lao động (đặc biệt là xuất khẩu lao động), tư vấn chuyên môn định phí quá cao...Nó làm hạn chế tiềm năng và sự phát triển xuất khẩu của chính ngành hàng đó.

Trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động, nhất là các nhóm ngành hàng xuất khẩu dựa vào lợi thế điều kiện tự nhiên và lao động rẻ như dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản, thủy sản…thì hoạt động xuất khẩu càng dễ bị tổn thương nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thực tế đã cho thấy có những thời điểm xuất khẩu gạo và một số nông thủy sản của chúng ta điêu đứng do biến động giá, do dự báo sai.v.v..khiến nhiều bên chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, các chính sách của nhà nước để hạn chế rủi ro lại chưa được thực hiện một cách kịp thời và liên tục. Biến động giá cả của một số mặt hàng xuất khẩu như gạo, cà phê trong năm 2008 cho thấy Chính phủ còn bị động trong việc điều hành xuất khẩu. Việc các lợi ích từ xuất khẩu nếu không được chia sẻ một cách hợp lý thì rất dễ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột trong xã hội, làm giảm lòng tin của người dân vào các chính sách của nhà nước.

Từ những thực trạng trên, để Việt Nam có thể hội nhập sâu rộng hơn và tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thì cần phải có những giải pháp đồng bộ và sự nỗ lực hết sức của chính phủ cũng như các doanh nghiệp.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 83)