phần mềm Ấn Độ
2.2.2.1. Phương thức tham gia và vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ công nghiệp phần mềm Ấn Độ
Phương thức tham gia chuỗi giá trị toàn cầu:
Nền Công nghiệp phần mềm của Ấn Độ đã được hình thành từ đầu năm 1970 và bắt đầu phát triển mạnh từ nửa cuối thập niên 1980, đầu những năm 1990 khi quá trình tin học hóa đã tạo ra sự bùng nổ lượng máy tính cá nhân và máy tính mạng tại Mỹ và Châu Âu. Giai đoạn này các công ty Ấn Độ chủ yếu chỉ cung cấp đội ngũ nhân lực lành nghề có khả năng viết phầm mềm trong khi các đối tác nước ngoài của họ đảm bảo các chứng chỉ và trong nhiều trường hợp cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh. Sau khi hệ thống máy tính mạng bùng nổ, những nhu cầu mới đã tạo thêm nhiều công việc có thể tiến hành gia công tại Ấn Độ. Cùng với khả năng học hỏi nhanh của các kỹ sư phần mềm Ấn Độ và sự giúp đỡ của các chuyên gia phần mềm Ấn Độ làm việc ở nước ngoài, đã mở cửa cho ấn Độ thâm nhập vào thị trường mới. Thương hiệu Ấn Độ bắt đầu hình thành, cùng với giá nhân công rẻ đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Bước sang những năm 90, rất nhiều công ty xuyên quốc gia đã mở chi nhánh tại Ấn Độ do các giáo sư phần mền trong nước quản lý. Phần lớn các phần mềm đều được viết tại Ấn Độ sau đó được đem đi cài đặt tại nước ngoài. Một hình thức khác là thành lập các công ty tại Ấn Độ, các công ty này thường có một văn phòng chính tại các quốc gia lớn về CNPM chịu trách nhiệm Marketing, còn các mảng dịch vụ kỹ thuật do đội ngũ nhân viên tại Ấn Độ thực hiện và quản lý. Việc xây dựng các chi nhánh tại Ấn Độ của các tập đoàn đa quốc gia đã tạo ra một phương thức kinh doanh mới – Offshore, đây là hình thức một công ty sử dụng các nguồn lực từ nước khác để sản xuất kinh doanh sản phẩm của mình, không phụ thuộc vào việc nguồn lực đó có nằm trong cơ cấu tổ chức của cty đó hay không nhằm tiết kiệm chi phí. Nhìn chung có thể thấy giai đoạn này ngành CNPM Ấn Độ đã xây dựng cho mình
năng lực chung trong cung cấp các dịch vụ outsourcing đồng thời tăng khả năng của từng công ty trong việc điều hành và quản lý quá trình phát triển phần mềm. Các dịch vụ phần mềm cung cấp bởi các công ty Ấn Độ cũng tăng thêm một bậc giá trị, thêm nhiều dịch vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau, tăng cường dịch vụ nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn này tăng cao 50-60%/năm.
Có thể thấy ngành công nghệ phần mềm Ấn Độ đã từng bước thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu và ngày càng nắm giữ các mắc xích quan trọng trong chuỗi. Lúc đầu các công ty phần mềm sản xuất và cung cấp phần mềm dưới thương hiệu của công ty nước ngoài, xuất khẩu theo mạng lưới của công ty nước ngoài (sản xuất theo phương thức OEM). Sau đó dần dần tự mình thiết kế nhiều sản phẩm phầm mềm (sản xuất theo hình thức ODM), tạo những sản phẩm độc đáo để chào hàng với các công ty đa quốc gia (MNCs). Và cuối cùng một số công ty phần mềm lớn đã tiến đến giai đoạn xây dựng thương hiệu, làm chủ hoàn toàn sản phẩm công nghiệp (phương thức OBM), không còn tuỳ thuộc vào các MNCs nữa.
Vị trí của ngành công nghiệp phần mềm trong chuỗi giá trị toàn cầu
Nhìn chung, kinh nghiệm lâu năm trong ngành công nghiệp cũng giúp cho Ấn Độ hình thành được các tập đoàn kinh doanh phần mềm lớn. Hiện nay Ấn Độ có nhiều tập đoàn lớn với hàng ngàn lao động và có kinh nghiệm lâu năm. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp phần mềm của Ấn Độ đạt chứng chỉ cấp độ 5 SEI CMM (Software Engineering Institute Capability Maturity Model) là cấp độ cao nhất, trong tổng số 57 doanh nghiệp phần mềm trên toàn cầu đạt chứng chỉ trên có tới 42 doanh nghiệp của Ấn Độ. Với uy tín và chất lượng vượt trội nên các doanh nghiệp của Ấn Độ trở thành địa chỉ tin cậy cho các tập đoàn lớn như Coke, Wal-Mart, Ford, Sony, Nokya…Ấn Độ đã xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ phần mềm của mình ra trên 100 quốc gia trong đó thị trường chính là Bắc Mỹ và Canada, Châu Âu, Đông Nam Á, Nhật Bản...
Có thể thấy, trong chuỗi giá trị toàn cầu, Ấn Độ đã tham gia hết các khâu trong chuỗi giá trị, trong đó khâu sản xuất gia công là khâu chiếm tỷ lệ cao nhất.