Phương thức tham gia và vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 65)

dệt may Thái Lan

Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Thái Lan. Các mặt hàng dệt may trong đó bao gồm da, giày dép, và các sản phẩm quần áo là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu kể từ khi ngành dệt may Thái Lan xuất khẩu lần đầu tiên năm 1972.

Phương thức tham gia chuỗi:

Thái Lan tham gia chuỗi giá trị toàn cầu chủ yếu qua hình thức OEM sản xuất theo các đơn đặt hàng của nước ngoài, một số công ty ít xuất sắc có thể đạt được trình độ cao của ODM. Ngày nay, mục tiêu của Thái Lan là hướng vào thị trường ASEAN với những ưu đãi về thuế trong khu vực ASEAN. Thái Lan có thể mua sắm và lựa chọn các nguyên liệu đầu vào trong khu vực với chi phí rẻ hơn, và tất cả các nước trong ASEAN gần như có thể vận chuyển nguyên liệu vào Thái Lan dễ dàng. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng bắt đầu chuyển sang việc thuê nhân công ở các nước có chi phí lao động rẻ hơn để tăng khả năng cạnh tranh cho ngành dệt may của mình. Theo Liên đoàn quốc gia của ngành công nghiệp dệt may Thái Lan (NFTTI) thì trong mười năm tới Thái Lan sẽ có tên trên bản đồ thời trang của thế giới với khâu thiết kế tốt hơn, các cơ sở sản xuất được nâng cấp, xây dựng được thương hiệu riêng, và phân phối tốt hơn, đặc biệt là phát triển đội ngũ các nhà thiết kế thời trang Thái Lan vì đó là những người quyết định tạo lên sản phẩm dựa trên xu hướng, bộ sưu tập mùa hướng.

Vị trí của ngành dệt may Thái Lan trong chuỗi giá trị toàn cầu

Từ năm 1985 -1996, ngành công nghiệp dệt may đứng đầu trong việc tạo ra doanh thu cho đất nước. Trong khoảng thời gian này, Thái Lan đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm dệt may. Sự tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục trong nhiều năm và vào năm 1995, đất nước được xếp hạng số 8 trong danh sách các nhà xuất khẩu sản phẩm dệt may hàng đầu thế giới, trong đó có Hàn Quốc, Ấn Độ và Mexico. Tổng giá trị của toàn ngành đứng thứ hai sau ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát. Hơn một triệu lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp dệt may, tương đương với 22.7% lực lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, 70% trong số đó là phụ nữ. Mỗi năm ngành công nghiệp dệt may tạo ra ít nhất 200.000 triệu Bath từ hoạt động xuất khẩu, tương đương với 5,7% tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan.

Bên cạnh đó, ngành dệt may Thái Lan cũng định hướng tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao đặc biệt là các sản phẩm thân thiện với môi trường, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Theo Thống kê của Bộ Công nghiệp Thái Lan, năm 2010 ngành dệt may Thái Lan vẫn duy trì sự tăng trưởng ổn định, với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, đạt 7 tỷ USD. Ngành dệt may Thái Lan cũng duy trì khá tốt thị phần của mình tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ. Giá trị gia tăng này là do sự phục hồi kinh tế ở cả hai cấp độ thế giới và quốc gia. Thái Lan chọn xuất khẩu dệt may ở cả hai đầu hạ nguồn và thượng nguồn như phát minh ra chất xơ, sợi, vải đến thiết kế…. Hơn nữa, Thái Lan được hưởng lợi thế từ khu vực thương mại tự do Châu Á và Khu vực Thương mại Tự do châu Á-Nhật Bản cũng như lợi thế khoảng cách cho phép giao hàng nhanh chóng với chi phí thấp. Bên cạnh đó, chất lượng của sản phẩm Thái Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế và đã được chấp nhận trên thị trường thế giới. Những điều này đã giúp tăng tỷ lệ việc làm và thu nhập cho ngành. Năm 2011, giá trị xuất khẩu tiếp tục tăng do sự hợp tác của nhiều dự án thuộc khu vực châu Á tự do thương mại bao gồm Liên đoàn Công

nghiệp Dệt may ASEAN (AFTEX), giúp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may ở cả Thái Lan và các nước châu Á.

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w