Tổng quan thị trường dệt may thế giới

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 61)

2.3.1.1. Tổng quan thị trường dệt may thế giới

Ngành công nghiệp dệt may hình thành và phát triển đầu tiên ở Anh kể từ khi phát minh ra các máy kéo sợi và dệt. Trong những năm gần đây, ngành này đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển.

Ngay từ khi ra đời ngành công nghiệp dệt may tại Anh thế kỷ thứ 19, ngành sản xuất dệt may đã lan rộng sang châu Âu và Bắc Mỹ sau khi quá trình cơ giới hóa được áp dụng trong lĩnh vực này. Trong thời gian đó, các nước khác đặc biệt là ở châu Á đã bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào công cuộc công nghiệp hoá nền kinh tế của họ và các ngành dệt cũng đạt năng suất cao hơn. Nhật Bản, Ấn Độ, Hồng Kông và Trung Quốc trở thành những nhà sản xuất hàng đầu, do lực lượng lao động giá rẻ.

Quá trình toàn cầu hóa ngày nay không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động gia công dệt may tại các nước đang phát triển, ngành công nghiệp thiết kế thời trang và các mô hình hóa thời trang đã bắt đầu phát triển ở nhiều nước. Một trong những kinh đô thời trang nổi tiếng phải kể đến là Vương quốc Anh và Úc và Pháp. Nhìn chung ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp thiết kế và sản xuất các mặt hàng quần áo có mối liên hệ khăng khít và cùng thúc đẩy nhau phát triển. Người ta ước tính rằng từ năm 2002 và 2010, sản xuất dệt may toàn cầu tăng trưởng 25%, và khu vực đóng góp lớn cho sự tăng trưởng này là châu Á. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thực hiện nhiều bước để giúp các ngành công nghiệp dệt may phát triển. Trong năm 1995, thông qua Hiệp định về hàng dệt may (ATC), theo đó, tất cả hạn ngạch dệt may và quần áo sẽ được gỡ bỏ cho các nước thành viên WTO. Mặc dù điều này đồng nghĩa với cạnh tranh cao hơn, cũng như các hạn chế định lượng, xuất khẩu của hàng dệt may đến từ các nước đang phát triển vẫn đang phát triển.

Ngành công nghiệp dệt may toàn cầu là một thành phần quan trọng trong dòng chảy thương mại thế giới, đặc biệt là đối với một số quốc gia đang phát triển và kém phát triển nhất nơi mà quần áo chiếm một lượng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Các nước đang phát triển chiếm một nửa trị giá xuất khẩu sản phẩm dệt may

của thế giới và gần 3/4 giá trị xuất khẩu quần áo của thế giới. Đối với ngành dệt may, Liên minh châu Âu là nước xuất khẩu lớn nhất (nếu tính cả trong thương mại EU), tiếp theo là Trung Quốc. Tuy nhiên, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Indonesia, Thái Lan và Mexico, Hàn Quốc xếp hạng trong top 15 các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới (Theo thống kê của WTO). Nhìn chung, châu Á chiếm 45,1% trị giá hàng dệt may xuất khẩu của thế giới. Về nhập khẩu, EU và Mỹ là những nước nhập khẩu lớn nhất , tiếp theo là Trung Quốc, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu vải cho ngành công nghiệp may mặc lớn của các nước đó. Đối với quần áo, EU vẫn là nước xuất khẩu lớn nhất (bao gồm cả xuất khẩu nội khối EU), tiếp theo là Trung Quốc với thị phần 24% của thế giới xuất khẩu hàng may mặc. Mặc dù tất cả các quốc gia khác tụt hậu xa phía sau, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam, Tunisia và Pakistan vẫn nằm trong top 15 nhà xuất khẩu quần áo.

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w