Ngành công nghiệp phụ trợ chưa được quan tâm

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 82)

Từ xưa đến nay, các doanh nghiệp vẫn chủ yếu sản xuất theo kiểu tư duy khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Khi Việt Nam bước vào hội nhập, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp vẫn còn rất hạn chế. Do phần lớn thiết bị công nghệ của chúng ta chưa đáp ứng được để tạo ra một sản lượng hàng hóa lớn, có tính đồng đều, đồng bộ về chất lượng, nên chi phí cho một đơn vị sản phẩm rất lớn, khó cạnh tranh được với sản phẩm ngoại.

Công nghiệp hỗ trợ như một ngành công nghiệp phụ giúp cho việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng, thông qua cung cấp các bộ phận, chi tiết hoặc các sản phẩm hàng hóa trung gian khác và nó là nền tảng cho sự phát triển của công nghiệp chính yếu. Tuy nhiên, những năm qua, các sản phẩm điện tử được lắp ráp tại Việt Nam thì hầu như phải nhập khẩu đến gần 100% linh kiện; các phần sản xuất tại Việt Nam chủ yếu chỉ có vỏ carton, xốp chèn, vỏ nhựa, sách hướng dẫn... Đối với ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực thì kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 đạt 6,16 tỷ USD nhưng trong đó đã phải nhập tới 5,76 tỷ USD nguyên phụ liệu. Nhìn chung, ngành công nghiệp phụ trợ yếu dẫn tới hậu quả là nền kinh tế vẫn chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, hoặc sử dụng nhân công giá rẻ giá trị gia tăng thấp.

Trong những năm qua, công nghiệp Việt Nam phát triển khá nhanh, tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP cũng ngành càng tăng, lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam lên đến trăm tỷ USD, Việt Nam cũng xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực như dệt may, giầy da, cơ khí, điện tử sang nhiều nước trên thế giới. Với sự phát triển như vậy, nếu có một ngành công nghiệp phụ trợ hát triển tương xứng thì sẽ thúc đẩy hội nhập và tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, tuy nhiên thực tế ngành công nghiệp phụ trợ của ta vẫn quá yếu kém, nhiều ngành thậm chí chưa có công nghiệp phụ trợ đi kèm.

Nhiều thách thức đang đặt ra cho ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam:

Thứ nhất, nếu không được tiếp cận nguồn cung tại chỗ thì nhiều tập đoàn kinh doanh sản xuất nước ngoài đặt doanh nghiệp lắp ráp tại Việt Nam sẽ có khả năng chuyển cơ sở sản xuất của mình đến những nước có nguồn tài trợ tốt hơn. Trên thực tế đã có những doanh nghiệp FDI rời bỏ thị trường Việt Nam để chuyển tới những nơi gần vùng nguyên liệu hơn, tiết kiệm được chi phí sản xuất hơn. Đây sẽ là điều bất lợi cho Việt Nam nếu muốn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của một sản phẩm ở khâu sản xuất.

Thứ hai, những nhà cung cấp linh kiện phụ tùng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn chất lượng giữa các nhà cung cấp linh kiện trong nước và ngoài nước vẫn còn khoảng cánh khá lớn. So với những sản phẩm tương tự được sản xuất tại Thái Lan và Trung quốc thì tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước thường chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu.

Ngoài ra, Việt Nam hiện cũng đang dần đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất máy tính, điện thoại di động, các thiết bị điện tử.v…tuy nhiên, hầu như nguyên liệu phụ tùng chủ yếu đều là nhập khẩu, Việt Nam sản xuất được 2 loại bao bì là bìa carton và vỏ nhựa của thiết bị.

Thứ ba, Việt Nam có rất ít những liên kết công nghiệp hỗ trợ và cơ sở dữ liệu ngành vẫn còn chưa được chú ý, chưa có những cơ sở dữ liệu tin cậy. Chúng ta vẫn chưa tạo ra được chuỗi giá trị thông qua việc liên kết doanh nghiệp, kể cả sử dụng những dịch vụ tài chính, phi tài chính để có thể khai thác các lợi thế cạnh tranh phục vụ cho phát triển những ngành công nghiệp này.

Mặc dù chính phủ cũng có nhiều chính sách đã được đề ra nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ.

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w