Các doanh nghiệp cần tích cực và chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 103)

toàn cầu trên cơ sở lựa chọn đúng đắn các khâu cần ưu tiên nhằm khai thác lợi thế so sánh, phát triển nhanh và bền vững

Toàn cầu hóa giúp cho thương mại quốc tế phát triển và dễ dàng hơn bao giờ hết, chính vì vậy các doanh nghiệp đều có thể lựa chọn cho mình một mặt hàng để tham gia vào thị trường quốc tế, trong đó doanh nghiệp có thể giam gia ở một mắc xích hay thậm chí là toàn bộ một chuỗi giá trị của mặt hàng đó. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có một lợi thế cạnh tranh khác nhau, vì vậy các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cho mình một khâu phù hợp để có thể tham gia vào chuỗi giá trị một cách hiệu quả nhất, nếu điều này không được chú trọng thì khi các doanh nghiệp đi ra thị trường quốc tế rất dễ bị cạnh tranh và trở nên yếu thế.

Cụ thể, các doanh nghiệp cần chú trọng lựa chọn những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thể so sánh (cả lợi thế động và tĩnh) và thế giới có nhu cầu cao để chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu. Thực vậy, hiện tại Việt Nam vẫn là nước đang phát triển và khoa học công nghệ vẫn thua kém nhiều nước trên thế giới, vì vậy việc đầu tư cho những sản phẩm có lợi thế so sánh hơn so với các nước khác sẽ tạo lợi thế riêng cho Việt Nam để có thể cạnh tranh được với các nước khác khi tham gia thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, chế biến theo hướng thành lập các cơ sở sản xuất, chế biến lớn có thiết bị, công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm dần các cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, năng xuất, chất lượng thấp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, các danh nghiệp cần tăng cường năng lực quản trị chuỗi giá trị nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm

hàng hóa của mình, biết được đâu là khâu quan trọng và tạo giá trị gia tăng cao trong chuỗi để từ đó từng bước định hướng các sản phẩm của mình tiến dần tới mục tiêu gía trị cao.

Để làm được điều này không phải dễ dàng với nhiều doanh nghiệp do nhận thức về chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn xa lạ và chưa chuẩn xác. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu thông tin thông qua các kênh từ phía nhà nước cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài để từng bước nâng cao nhận thức, nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển.

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w