TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 26)

không chỉ sản xuất các mặt hàng đơn giản mà còn bao gồm cả các hàng công nghệ cao, hàng tư liệu sản xuất và dịch vụ kỹ thuật. Các mô hình liên kết có xu hướng mở rộng và hội nhập với nhau hơn, sự phân biệt chuỗi do nhà sản xuất chi phối chỉ còn mang tính chất tương đối trong khi các liên kết cụm cũng được hình thành và có vai trò ngày càng tăng đối với một ngành công nghiệp hay một khu vực địa lý cụ thể.

1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TOÀN CẦU

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, việc phân tích chuỗi giá trị hết sức quan trọng vì qua đó giúp cho các nước hiểu được bản chất một số vấn đề về hội nhập, về phân phối thu nhập giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang và kém phát triển muốn tìm phương hướng rút ngắn khoảng cách.

1.2.1. Làm rõ việc phân chia thu nhập giữa các chủ thể tham gia chuỗi.

Thông qua toàn cầu hóa, các quốc gia có tiềm lực kinh tế và sức mạnh chi phối lớn sẽ ngày càng giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, những quốc gia yếu thế thường sẽ bị thua thiệt hơn do tác động từ mặt trái của toàn cầu hóa. Vì vậy, bằng cách phân tích chuỗi giá trị toàn cầu, làm rõ sơ đồ các mắt xích hoạt động trong chuỗi giá trị, từ đó biết được tổng thu nhập trong một chuỗi giá trị sẽ được phân chia thành những phân đoạn như thế nào, những phân đoạn nào thu được giá trị cao và những phân đoạn nào giá trị thu được không đáng kể v.v..từ đó có các định hướng chiến lược phát triển phù hợp. Nhìn chung, phân tích chuỗi giá trị là cách duy nhất để hiểu được sự phân phối thu nhập giữa các quốc gia trong toàn cầu hóa. Các nước phát triển chủ yếu tham gia vào các phân đoạn tạo giá trị gia tăng cao nhất như nghiên cứu, thiết kế hoặc phân phối, còn lại các nước đang và chậm phát triển vẫn đang chỉ đóng góp ở những mắc xích có giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi như gia công, sản xuất…

1.2.2. Giúp các quốc gia xác định được cách thức hội nhập vào thị trường quốc tế hiệu quả nhất. tế hiệu quả nhất.

Ngày nay, toàn cầu hóa đang là xu thế tất yếu mà các nền kinh tế dù lớn hay nhỏ không thể đứng ngoài mà phải tham gia và hòa vào dòng chảy của nó. Bản thân các nước đang và kém phát triển nhất cũng đang chập chững bước vào con đường hội nhập với hi vọng thông qua đó rút ngắn được khoảng cách hơn với các nước phát triển. Tuy nhiên, hội nhập như thế nào để vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững và mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia mình vẫn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Việc phân tích chuỗi giá trị toàn cầu chính là một phần đáp án giúp các nước tìm được con đường hội nhập phù hợp cho mình.

Thông qua việc phân chia quá trình sản xuất một sản phẩm ra thành nhiều mắc xích nhỏ, việc phân tích chuỗi giá trị toàn cầu đã giúp các doanh nghiệp, quốc gia xác định được đâu là khâu, công đoạn mà mình có lợi thế nhất để tham gia vào chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, việc phân tích chuỗi giá trị còn giúp chỉ ra được những công đoạn nào tạo ra nhiều giá trị gia tăng, công đoạn nào có nhiều rào cản gia nhập, công đoạn nào rào cản thấp và mức độ cạnh tranh ít để doanh nghiệp và nhà nước có thể lựa chọn cho mình hướng hội nhập hiệu quả nhất.

1.3. CÁC PHƯƠNG THỨC THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU1.3.1. Xét theo hình thức quản trị chuỗi 1.3.1. Xét theo hình thức quản trị chuỗi

Dựa trên hình thức quản trị chuỗi giá trị, sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có thể được thực hiện theo 4 phương thức:

a. Bán hàng cho người mua độc lập trên thị trường tự do nước ngoài (nhà sản xuất, nhập khẩu độc lập). Có thể dễ dàng nhận thấy, doanh nghiệp tham gia theo phương thức này là dựa trên quan hệ giản đơn, mua bán hàng hóa trên thị trường. Sự tham gia của doanh nghiệp và mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong toàn mạng lưới khá đơn giản, thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (phổ biến là hình thức mua đứt, bán đoạn). Trọng tâm của quan hệ giữa người mua và người bán là vấn đề giá cả và quan hệ thường chấm dứt khi hàng hóa đã được giao,

tiền hàng đã được thanh toán. Đây là cấp độ tham gia thấp nhất và đơn giản nhất của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.

b. Bán hàng cho bạn hàng nước ngoài quen biết, có quan hệ hợp tác và liên kết chặt chẽ hơn với đối tác nước ngoài thông qua đầu tư, liên doanh, nhượng quyền thương mại…Đây là sự tham gia của doanh nghiệp dưới các hình thức quản trị mạng như modun, quan hệ hay mạng phụ thuộc. Cấp độ tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị theo các hình thức này phức tạp và sâu sắc hơn. Mức độ liên kết doanh nghiệp trong mạng lưới cũng tăng lên, yêu cầu về tích hợp thông tin và năng lực tham gia liên kết cũng đòi hòi cao hơn rất nhiều so với hình thức đơn giản dựa trên quan hệ thị trường. Doanh nghiệp phải đạt được trình độ quốc tế hóa nhất định mới có thể tham gia vào các liên kết dạng này. Những dạng phổ biến khi doanh nghiệp tham gia các liên kết này có thể là hoạt động nhương quyền thương mại, một số công đoạn thuê ngoài…

c. Tham gia với vai trò là một mắt xích, một bộ phận trong mạng lưới liên kết dọc của các TNC. Hình thức phổ biến của việc tham gia mạng lưới này là các dạng liên kết phụ thuộc và liên kết dọc. Các TNC trong chiến lược toàn cầu của mình ngày càng có xu hướng thuê ngoài các hoạt động đơn giản, công nghệ không phức tạp hoặc chuyển ra nước ngoài sản xuất (offshoring) một số công đoạn nhằm đạt được giá trị gia tăng cao nhất. Do vậy mà tạo ra những cơ hội mới cho sự tham gia của các doanh nghiệp các nước có lợi thế so sánh trong lĩnh vực/công đoạn nhất định. Nhìn chung, các nước đang phát triển đều rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh và xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), đặc biệt là FDI của các TNC, cho phát triển sản xuất kinh doanh của nước mình.

d. Tham gia với tư cách là người thống lĩnh chuỗi giá trị. Đây là hình thức công ty hoạt động thành công ở trong nước và trở thành những nhà sản xuất dày dạn kinh nghiệm quốc tế, tham gia các hoạt động liên kết quốc tế và trở thành TNC. Công ty với tiềm lực đủ lớn về vốn, về năng lực chuyên môn và kỹ thuật, lại am hiểu và tinh thông luật pháp quốc tế, có mạng lưới bạn hàng toàn cầu sẽ tranh thủ những cơ hội mới mở ra của toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư để mở

rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh ra ngoài biên giới quốc gia nhằm tăng sức cạnh tranh toàn cầu và đảm bảo hiệu quả cao cho các hoạt động của công ty.

1.3.2. Xét theo mặt hàng tham gia chuỗi giá trị

Đối với hàng hóa, theo mô hình chuỗi giá trị toàn cầu của hàng hóa hay mô hình chuỗi giá trị toàn cầu theo 4 hình thức sau:

(1) Nguyên liệu thô (2) Sản phẩm chế biến (3) Sản phẩm và dịch vụ (4) Dịch vụ

Sự tham gia của mỗi dạng sản phẩm trong chuỗi giá trị sẽ phản ánh năng lực trình độ của nền kinh tế, của doanh nghiệp cũng như lợi thế so sánh mà mỗi quốc gia, khu vực hiện có trong chuỗi giá trị.

1.3.3. Xét theo năng lực sản xuất trong chuỗi

Trong hệ thống sản xuất hàng hóa quốc tế có thể tham gia vào chuỗi bằng các phương thức khác nhau phù hợp với năng lực sản xuất hoặc chiến lược tiếp cận của doanh nghiệp đó là:

- Assembly (gia công lắp ráp thuần túy): Đây là loại hình sản xuất hàng hóa dưới dạng hợp đồng phụ theo đó các nhà máy nhập khẩu gần như toàn bộ linh kiện sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, chủ yếu chỉ đầu tư lao động. Hình thức tham gia này đem lại giá trị gia tăng thấp nên chủ yếu được thực hiện bởi các quốc gia có trình độ phát triển thấp.

- OEM (Original equipment manufacturing – sản xuất theo thiết bị gốc): Đây cũng là một loại hình sản xuất dưới dạng các hợp đồng phụ theo đó một công ty sẽ nhận các hợp đồng của các công ty khác để sản xuất sản phẩm theo thiết kế và thương hiệu của công ty đặt hàng, và công ty đặt hàng sẽ nhận phân phối sản phẩm của công ty sản xuất dưới thương hiệu của mình.

- ODM (Original design manufacturing – sản xuất theo thiết kế riêng): Là hình thức công ty nhận sản xuất các sản phẩm theo thương hiệu của công ty khác.

Điều khác biệt đối với OEM là các công ty sản xuất có thể cung cấp cho khách hàng tất cả các dịch vụ liên quan đến sản phẩm từ khâu thiết kế đến sản xuất. Do công ty ODM chịu trách nhiệm thiết kế nên sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm hơn với OEM. Trong hình thức ODM, quyền sở hữu trí tuệ về sản phẩm thiết kế thuộc về nhà sản xuất ODM, tuy nhiên nười mua có thể chọn mua toàn bộ quyền sử dụng những thiết kế này, đến khi đó nhà sản xuất ODM sẽ không được tự sản xuất các bộ thiết kế tương tự nếu không được bên mua ủy quyền.

- OBM (Original brandname munufacturing – sản xuất theo thương hiệu riêng): Đây là loại hình sản xuất mà ở đó các nhà sản xuất sẽ tự thiết kế, ký các hợp đồng sản xuất với nhà cung cấp nước ngoài và tự tiến hành phân phối sản phẩm. Là hình thức tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở mức độ cao nhất.

1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRỊ TOÀN CẦU

1.4.1. Yếu tố môi trường, thể chế, chính sách

Chuỗi giá trị toàn cầu được tạo thành bởi nhiều công đoạn, mắc xích gắn kết thành, mỗi công đoạn được đảm nhiệm bởi một công ty, doanh nghiệp hay cả một quốc giá khác nhau. Chính vì thế các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn trong chuỗi không chỉ nằm ở một nước, một khu vực mà có thể bao gồm sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, công ty ở nhiều quốc gia hay châu lục khác nhau. Chính đặc điểm điểm địa lý đó dẫn tới việc bất cứ một sự điều chỉnh, thay đổi nào xảy ra trong thể chế, chính sách của mỗi doanh nghiệp hay quốc gia đều có thể tạo ra ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, ngày càng nhiều các hiệp định song phương, đa phương, khu vực và quốc tế được ký kết nhằm thúc đẩy và mở rộng các hoat động thương mại quốc tế. Việc các quốc gia tham gia vào các tổ chức thương mại cũng ngày cảng phổ biến và trở thành xu hướng toàn cầu. Một khi đã tham gia vào các tổ chức thương mại, các thành viên phải tuân thủ thể chế của tổ chức, điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, từ đó có thể làm thay đổi các mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chính vì vậy, việc nhà nước lựa chọn tham gia vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các tổ chức quốc tế, hay ký kết các hiệp định song phương đa phương sẽ có thể mang lại những lợi thế và cả những thử thách đối với việc tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu.

Bên cạnh yếu tố quốc tế bên ngoài, việc điều chỉnh môi trường và chính sách trong nước cũng ảnh hưởng lớn đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, trong dó Nhà nước cũng đóng vai trò rất quan trọng. Thể chế chính sách của các nước có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định và tạo lập các giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính sách và thể chế của Chính phủ có vai trò tối quan trọng trong việc tạo nên những lợi thế cạnh tranh vượt trội của một đất nước. Những lợi thế này có thể chưa xuất hiện ngay, nhưng về lâu dài đó chính là những mắt xích trọng yếu của chuỗi giá trị toàn cầu. Nắm giữ được càng nhiều các mắt xích trọng yếu như thế - nền kinh tế quốc dân mới có cơ hội để phát triển bền vững. Vấn đề quan trọng là Chính phủ sẽ lựa chọn chính sách nào và chính sách đó có phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp trong nước vươn lên chiếm lĩnh những mắt xích tạo giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu hay không. Tuy nhiên, ở nhiều nước đang và chậm phát triển, các cơ quan quản lý Nhà nước còn thờ ơ với vấn đề này, tư tưởng phó mặc cho doanh nghiệp tự lo đang rất thịnh hành. Hệ quả tất yếu của thái độ này là trình độ khoa học công nghệ thấp, chủ yếu chỉ đang thực hiện các công đoạn với giá trị gia tăng thấp nhất trong một chuỗi giá trị - đó là công đoạn sản xuất – gia công thuần túy.

Do vậy, mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi đều phải thích ứng với các yêu cầu về môi trường, thể chế, chính sách nhằm đưa được sản phẩm đến được khâu tiêu thụ hay đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Những nước nào mà ở đó Chính phủ xây dựng được một hệ thống các chính sách, thể chế phù hợp và khuyến khích sự phát triển kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp về mọi mặt thì đó là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước đó có cơ hội và động lực tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

2.4.2. Yếu tố cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ

Cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến những thay đổi về chất trong chuỗi giá trị toàn cầu. Có thể thấy công nghệ thông tin càng phát triển sẽ cho phép sự trao đổi qua lại thông tin thông

suốt trên phạm vi toàn thế giới. Dòng chảy thông tin là chính là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi trở lên chặt chẽ hơn, giúp hoạt động sản xuất phân phối trong toàn chuỗi được vận hành liên tục và hiệu quả. Bên cạnh đó, Khoa học công nghệ (KHCN) phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các quốc gia nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, chuyển sang các công đoạn cao hơn trong chuỗi. Ngày nay, để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, các quốc gia không thể chỉ ỷ lại vào lợi thế về tài nguyên sẵn có hay nguồn nhân lực rẻ mà cần thiết phải đáp ứng được những yêu cầu về công nghệ, chế biến. Chính vì vậy, các quốc gia tham gia mỗi mắt xích trong chuỗi cần phải tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển dần về KHCN để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao đồng thời đảm bảo nâng cao vị trí của mình trong chuỗi.

Nhìn chung, việc đẩy mạnh phát triển KHCN của mỗi một công đoạn nào đó sẽ làm tăng giá trị gia tăng ở khâu đó, và từ đó sẽ làm tăng tổng giá trị sản phẩm. Cùng với sự phát triển của KHCN, hệ thống mạng lưới thông tin thông suốt sẽ giúp cho hàng hóa, dịch vụ được lưu thông một cách xuyên suốt, nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ và đồng bộ giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị. Đây là yếu tố có vai trò quan trọng giúp đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

3.4.4. Yếu tố thị trường tiêu thụ toàn cầu

Thị trường tiêu thụ toàn cầu là một trong 3 yếu tố cơ bản tạo nên chuỗi giá trị. Về bản chất chuỗi giá trị toàn cầu là tập hợp các hoạt động được các chủ thể

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 26)