Nhận thức và tư duy về quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh theo mô

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 77)

theo mô hình chuỗi còn nhiều hạn chế

Cho đến nay, vẫn ít các tài liệu giảng dạy tại các trường đại học về kinh tế và quản trị kinh doanh đề cập một cách hệ thống và đầy đủ về chuỗi giá trị doanh nghiệp cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Mặc dù tư duy quản lý nhà nước về kinh tế nói chung đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều cán bộ hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch và chính sách phát triển kinh tế chưa hiểu một cách đầy đủ về chuỗi giá trị toàn cầu và sự cần thiết phải tham gia.

Thực vậy, ví dụ về ngành nông sản, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường thế giới vẫn chủ yếu là xuất khẩu theo giá FOB, bạn hàng xuất khẩu không ổn định và hầu như không có các Hợp đồng kỳ hạn và mệnh ai người đó làm. Chính vì vậy, hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu gần 20 tỷ USD/năm, có một số mặt hàng là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, café, hạt tiêu…nhưng lại do hàng trăm doanh nghiệp cùng xuất khẩu cạnh tranh với nhau nên chúng ta hoàn toàn không có vai trò trong việc chi phối thị trường và giá cả. Mỗi một mặt hàng nông sản thường có nhiều chuỗi khác nhau và tác nhân lãnh đạo chuỗi ở các nước khác nhau nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản do không được trang bị kiến thức và kỹ năng thâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu nên cũng không có chiến lược lựa chọn chuỗi để tham gia một cách có hiệu quả. Hạn chế do năng lực nhận thức trong tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở các khâu có giá trị gia tăng thấp nhất.

Chính từ những hạn chế về nhận thức và tầm nhìn, các chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu, giá trị gia tăng của hàng hóa xuất

khẩu thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chúng ta vẫn chưa biết cách khai thác một cách hợp lý và hiệu quả các lợi thế cạnh tranh của mình dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có tính cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, có khả năng tham gia vào các mắc xích tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w