Đầu tư nghiêm túc vào nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 86)

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề luôn được các quốc gia ưu tiên phát triển hàng đầu. Cả chính phủ Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan đều biết cách tận dụng những lợi thế của mình và tận dụng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Như tại Malaysia, Ủy ban cao su Malaysia là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành cao su với nhiều khóa học chuyên sâu về tất cả các kỹ năng trong từng khâu sản xuất cao su. Hay như ở Ấn Độ, hệ thống giáo dục tuyệt vời với các học viện công nghệ quốc gia được trang bị các trang thiết bị hiện đại nhất, mạng lưới hơn 1000 trường đại học và cao đẳng đào tạo chuyên ngành về CNTT nằm rải rác khắp cả nước...tất cả đã tạo cho nguồn nhân lực phần mềm của quốc gia này một nền tảng tốt, cộng thêm lợi thế tiếng Anh là ngôn ngữ chính thống được dùng để giảng dạy, các kỹ sư phần mềm Ấn Độ ngay khi ta trường đã có thể làm việc ngay tại môi trường quốc tế với chất lượng đạt chuẩn toàn cầu...

Có thể thấy giáo dục được đầu tư một cách thích đáng và hiệu quả, đặc biệt là giáo dục đại học và dạy nghề, nhờ đó, cung về nguồn nhân lực của từng ngành có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành đó, giúp các nước giải quyết được bài toán nguồn nhân lực.

3.1.1.3. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Có thể thấy cả 3 chính phủ Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan đều rất cố gắng trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển những ngành chiến lược xuất khẩu. Bằng chứng là ở Ấn Độ các khu công nghiệp cao nằm rải rác khắp nước với những chính sách ưu đãi đặc biệt như: cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chi phí dịch vụ internet chất lượng cao v.v...góp phần giảm bớt chi phí và nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp. Hay như Malaysia đã thành lập riêng một Ủy ban cao su để hỗ trợ tất cả các mặt cho những người sản xuất cao su từ khâu trồng trọt đến khâu xuất khẩu, bên cạnh đó có Viện nghiên cứu cao su chuyên nghiên cứu phát triển các giống mới cũng như các sản phẩm cao su mới có giá trị cao hơn. Chính phủ Malaysia thành lập riêng một quỹ R&D chuyên nghiên cứu và phát triển

các ứng dụng mới cho ngành cao su, trong đó các doanh nghiệp cao su phải có trách nhiệm trích một phần doanh thu của mình để đóng vào quỹ. Thái Lan cũng không ngừng nghiên cứu triển khai các công nghệ mới cho ngành dệt may của mình, bên cạnh đó chính phủ cũng ứng dụng hạ tầng công nghệ thông tin trong việc tiếp cận thị trường như việc lập ra trang chủ dệt may qua đó các doanh nghiệp dệt may được cung cấp đầy đủ và chi tiết về các thị trường xuất khẩu lớn, được trao đổi chia sẻ kinh nghiệm cũng như các cơ hội xúc tiến thương mại. Tất cả những nỗ lực này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.

3.1.1.4. Xây dựng thương hiệu quốc gia, mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế

Nhận rõ được vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình trong thị trường quốc tế một cách tốt nhất, ngay từ đầu cả 3 chính phủ đều hướng tới mục tiêu đầu tư về mặt chất cho mỗi sản phầm của mình. Như ngành cao su Malaysia bên cạnh việc xuất khẩu cao su tự nhiên, các sản phẩm hoàn thiện như gang tay cao su, lốp xăm xe..v.v... cũng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Hay như Ấn Độ, bằng việc đầu tư vào nguồn nhân lực và công nghệ chất lượng cao, các sản phẩm phầm mềm của Ấn Độ ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thế giới, nhắc đến Ấn Độ người ta nghĩ ngay đến công nghiệp phần mềm, hay “văn phòng của thế giới”. Thái Lan hiện cũng đang nỗ lực đầu tư vào phát triển ngành dệt may theo hướng tạo ra các sản phẩm giá trị cao hơn như sản phẩm xanh, phấn đấu trở thành kinh đô thời trang lớn nhất ĐNÁ và tiếp theo là có chỗ đứng trong ngành thời trang thế giới.

Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu của mình, các chính phủ đồng thời thông qua các chính sách ngoại giao và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện nhằm xúc tiến thương mại ở nước ngoài.

Nhìn chung, kinh nghiệm từ các nước cho thấy, để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu không thể thiếu vai trò định hướng của nhà nước. Mặc dù là ngành ngành cao su Malaysia, hay ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ sở dĩ phát triển mạnh như ngày nay cũng nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời của nhà nước. Tại Việt Nam, chính phủ cũng có nhiều chính sách đưa ra nhằm định hướng cho từng ngành, tuy

nhiên các chính sách vẫn còn nhiều bất cập và chưa nhất quán, xung đột giữa nhiều

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 86)