Tại buổi Tọa đàm về tái cơ cấu thị trƣờng Viễn thông Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội vào ngày 14/02/2014, ông Mai Liêm Trực thẳng thắn bình luận về những vấn đề còn tồn tại của thị trƣờng Viễn thông. “Thị trƣờng Viễn thông Việt Nam toàn doanh nghiệp nhà nƣớc và vẫn cạnh tranh, nhƣng thực sự chƣa phải là cuộc cạnh tranh hoàn chỉnh bởi về nguyên tắc không nên tổ chức nhiều đơn vị cạnh tranh trong 1 chủ sở hữu. Cạnh tranh ở Việt Nam nhƣ ông bố cho 3 con ra ở riêng".
3 đứa con theo ý chỉ của ông Mai Liêm Trực là ba nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel đều trực thuộc sự quản lý của Nhà nƣớc. Theo ông Trực, nếu 3 đứa con hoàn toàn tự chủ về tài chính thì khác, nhƣng ông bố lại vẫn làm chủ khối tài sản, nên cạnh tranh chƣa hoàn chỉnh.
Ông Võ Trí Thành cho rằng, thị trƣờng Viễn thông Việt Nam thời gian qua ì ạch, phát triển còn chậm.
Ông Thành đánh giá: “Ngành Viễn thông - CNTT Việt Nam đang ở thời khắc cực kỳ quan trọng. Tái cơ cấu thị trƣờng và doanh nghiệp Viễn thông không chỉ bắt buộc mà là còn sống còn với sự phát triển đất nƣớc về dài hạn”.
Ông Thành viện dẫn 4 lý do để thấy việc tái cấu trúc thị trƣờng là điều rất quan trọng.
Thứ nhất là về công nghệ, chúng ta thƣờng tự hào đi ngang thế giới về ứng dụng, nhƣng bây giờ đang đi sau, giờ ngƣời ta đã triển khai 4G, thậm chí đang nhen nhóm 5G.., trong khi Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở công nghệ 3G.
Thứ 2 là Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng xác định vai trò của CNTT nền tảng của CNTT đối với sự phát triển, hiện đại hóa của từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế. CNTT sẽ tạo sức vì lan tỏa phát triển đất nƣớc, trong đó có 2 điểm, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và lợi ích của ngƣời tiêu dùng Việt Nam.
Thứ 3 là về hội nhập. Trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng - TPP mà Việt Nam sắp sửa tham gia có nhiều khía cạnh liên quan CNTT, trong đó có cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, thƣơng mại điện tử, đấu thầu điện tử, cải cách doanh nghiệp Nhà nƣớc.
Thứ tƣ là nhu cầu tiêu dùng, tầng lớp trung lƣu ở Việt Nam sẽ tăng nhanh, đi kèm nhu cầu đồi hỏi sẽ cao.
Do đó, theo ông Thành, cải cách là điểm mấu chốt nhất, tạo ra cấu trúc thị trƣờng cạnh tranh và tái cấu trúc một số ông lớn, đặc biệt là VNPT, trong đó tách MobiFone và VinaPhone.
Tuy vậy, vị chuyên gia kinh tế này cho rằng cạnh tranh của thị trƣờng Viễn thông Việt Nam là hạn chế vì số lƣợng thành viên không vô hạn nhƣ taxi hay lúa gạo… “Đặc biệt khi mà thị trƣờng Viễn thông với hình ảnh “một ông bố và 3 ngƣời con” đƣợc bao bọc nên không lấy việc bảo vệ ngƣời chơi trên thị trƣờng làm chính mà lấy việc tạo áp lực cạnh tranh để buộc họ phải thay
Tình hình phát triển về Viễn thông, Internet Cà Mau: đến tháng 6 năm 2014, toàn tỉnh Cà Mau đã có 1.121.687 thuê bao điện thoại ( cố định và di động) đang hoạt động trên mạng, đạt mật độ 92 thuê bao/ 100 dân. Trong đó:
-Có 74.045 thuê bao điện thoại cố định, đạt 6,07 máy/100 dân.
-Điện thoại di động là 1.047.642 thuê bao, đạt mật độ 85,93 thuê bao/ 100 dân.
-Số ngƣời đang sử dụng điện thoại di động của tỉnh là 470.263 ngƣời. Tỷ lệ ngƣời sử dụng điện thoại di động là 38,57% dân số tỉnh.
-Hiện nay, đã có 49.327 thuê bao Internet (hữu tuyến và vô tuyến), đạt tỷ lệ 17 thuê bao/ 100 hộ dân. Trong đó: có 24.506 thuê bao ADSL; 1.523 thuê bao FTTH và 23.298 thuê bao 3G. Trong đó:
Tổng số đại lý Internet toàn tỉnh là 474 đại lý (36 ADSL và 438 FTTH)
Số thuê bao Internet của các tổ chức, cá nhân khác là 48.853 thuê bao.
Từ những số liệu trên ta có thể hình dung đƣợc thị trƣờng Cà Mau là một thị trƣờng tiềm năng với số ngƣời sự dụng di động chƣa tới 40% dân số, trong khi đó dịch vụ Internet mới chỉ phát triển chiếm 17% số hộ dân. Với mức thu nhập ngày càng tăng, mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện, năm 2013 GDP toàn tỉnh ƣớc đạt hơn 19.000 tỷ đồng, tăng hơn 4,6 lần; thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm khoảng 1.390 USD, tăng hơn 4 lần vì thế nhu cầu về liên lạc, giải trí ngày càng cao.